Hướng dẫn Nhiếp Ảnh Căn bản

CANON 60D có thể chỉnh sửa ảnh chụp ngay trên máy?

Bạn có thể dùng những bộ lọc: Grainy B/W (tạo nhiễu và thành hình trắng đen), Soft focus (thay đổi mức độ mềm ảnh) , Toy camera effect (Có thể tạo ra các thiên hướng màu khác nhau), Miniature effec (Tạo hiệu ứng hậu cảnh sâu hơn). 
1) Chọn chế độ chỉnh ảnh:
Chọn tab thứ 5. Chọn mục Creative Filter rồi bấm nút <Set> Những hình chụp trong thẻ nhớ sẽ hiện trên màn hình.
2) Chọn 1 hình ảnh mà bạn muốn chỉnh.
3) Chọn 1 bộ lọc: Bấm nút <set> trên tấm hình bạn chọn, để mở ra danh sách các bộ lọc bên dưới màn hình. Bấm phím để chọn một bộ lọc, rồi bấm nút <Set> Tấm ảnh sẽ thay đổi theo bộ lọc mà bạn chọn.
4) Chỉnh hiệu ứng: bấm phím hiệu chỉnh.
5) Lưu những thay đổi thành ảnh mới. Thoát ra bạn bấm nút Menu.

P/S:
- Những bộ lọc trên máy không thể dùng trên hình ảnh có định dạng M RAW và S RAW.
- Ảnh lưu bằng định dạng RAW + JPEG thì chỉ có ảnh dạng RAW được áp dụng bộ lọc màu. Sau đó được lưu lại bằng tập tin khác với định dạng file JPEG.
- Tuy nhiên với những file M RAW + JPEG và SRAW + JPEG, thì bộ lọc chỉ áp dụng trên hình ảnh có file JPEG mà thôi.
(Nguồn : http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=86332)

Cách chụp trắng đen trên canon :
Picture style. Cái mục mà có cái hình giống giống thế này: . Chọn picture style la Monochrome (Hình thế này )


Hướng dẫn sử dụng Canon 60D tiếng Việt (Video + PDF)


CANON 60D Hướng dẫn sử dụng Canon 60D tiếng Việt (Video + PDF)
Nhân dịp “tậu” máy mới, mình cũng sưu tầm luôn một số clip hướng dẩn sử dụng dòng máy Canon 60Dcho bạn nào cần (trong đó có mình). Hy vọng qua những tài liệu tham khảo này, các bạn sẽ phần nào làm chủ được chiếc máy DSLR của mình…
Video hướng dẫn sử dụng Canon 60D :









Tài liệu hướng dẫn sử dụng Canon 60D tiếng Việt : http://www.mayanhjp.com/ImgUpload/2013/HDN-Canon-EOS-60D.pdf


Bài viết liên quan :

Tổng quan về cân bằng trắng trong máy ảnh

Máy ảnh số hiện tại ngoài tính năng cân bằng trắng tự động thì còn có nhiều tính năng cân bằng trắng có sẵn như: ánh sáng ngoài trời, mây mù, bóng râm, ánh sáng đèn điện và thiết lập cân bằng trắng bằng tay dựa trên thông số nhiệt độ màu. Những người nghiệp dư thường không biết hoặc không quan tâm mấy đến cân bằng trắng tùy chỉnh bằng tay. Máy ảnh mặc định đặt sẵn chế độ cân bằng trắng tự động, nghĩa là cảm biến của máy ảnh sẽ tự động tính toán nhiệt độ màu từ nguồn sáng thu vào nhưng đôi khi không chính xác vì được gán thông thường dải nhiệt độ màu từ 3000 – 7000K (nếu khác ngưỡng đó thì máy không hiển thị đúng, ngay cả trong ngưỡng đó máy chưa chắc đã hiển thị đúng vì màu sắc còn ảnh hưởng bởi môi trường, sự hấp thụ, phản chiếu các vật xung quanh).
Vì vậy khi đã hiểu được các thông số cơ bản thì bạn nên chủ động thiết lập bằng tay việc cân bằng trắng để thể hiện đúng hơn ý đồ về bức ảnh.
Nhiệt độ màu là gì?
Nhiệt độ màu được định nghĩa "là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối mà bức xạ của nó cùng màu với bức xạ của Vonfram" được tính theo thang độ Kevin (kí hiệu là K) thể hiện độ sáng của vật. Trong đó màu đen có giá trị 0 độ K.
Ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng nhân tạo
Trời xanh có nắng
6500
Đèn sợi đốt - Tungsten
2650 - 3200
Trong bóng râm trời nắng
7100
Đèn compact - Fluorescent
4200 - 4800
Giữa trưa trời nắng
5500 - 5800
Đèn ánh sáng trắng
6000 - 6300
Bình minh / Hoàng hôn
2000 - 2300
Đèn flash
3350 - 5400
Trời có mây
6000 - 6300
Diêm cháy
1500 - 1700
Trời xanh trong
10000
Nến
1850 - 2000
Một giờ sau bình minh
3500 - 4000


Bên trên là bảng nhiệt độ màu Kelvin ở những điều kiện ánh sáng khác nhau. Các giá trị này chỉ mang tính tương đối vì có nhiều yếu tố tác động đến nhiệt độ màu, ví dụ tuổi thọ của bóng đèn, sự tán xạ của các vật thể xung quanh… Bạn có thể dựa vào các giá trị này để tham khảo, thiết lập cân bằng trắng bằng tay theo hướng dẫn bên dưới.
Hướng dẫn cân bằng trắng trên máy ảnh Canon EOS 60D
Lưu ý: các máy ảnh cũng có cách chỉnh cân bằng trắng tương tự, cần tham khảo trong sách hướng dẫn sử dụng
White balance mode
Các chế độ cân bằng trắng trong máy
Auto White Balance AWB – Auto White Balance – Cân bằng trắng tự động: là chế độ mặc định của máy mà máy ảnh tính toán để đưa ra thông số phù hợp với điều kiện chụp. Các dòng máy ảnh chuyên nghiệp hiện nay có thể tính toán khá chính xác để cân bằng trắng, tuy nhiên bạn không nên quá tin tưởng vào chế độ này hoặc trong những trường hợp đặc biệt, bạn cân chỉnh bằng tay thì sẽ chính xác hơn.
Daylight Daylight - trời nắng: có biểu tượng hình mặt trời, là chế độ được sử dụng dưới ánh sáng ban ngày, nhiệt độ màu được gán ở khoảng 5200K.
Shade Shade – bóng râm: có biểu tượng phần tối bên cạnh hình ngôi nhà, nhiệt độ màu được gán ở khoảng 7000K. Khi chụp trong bóng râm, nếu để chế độ này ảnh sẽ trở nên ấm áp hơn.
Cloudy Cloudy – mây: biểu tượng hình đám mây. Nhiệt độ màu ở EOS 60D gán chế độ này ở khoảng 6000K.
Tungsten Tungsten light – Đèn sợi đốt: Chế độ này gán nhiệt độ màu ở khoảng 5500K hay được sử dụng trong nhà dưới ánh sáng của đèn sợi đốt hoặc ánh sáng sân khấu. Ở chế độ này máy sẽ làm cho màu sắc của bức ảnh có cảm giác dịu mắt hơn.
 White fluorescent light – ánh sáng trắng của bóng đèn compact: Nhiệt độ màu được gán ở khoảng 4000K làm cho ánh sáng trở nên ấm áp hơn.
Flash Flash – khi chụp ảnh với chế độ này kết hợp với flash thì bức ảnh sẽ thiên hơn về gam màu nóng, tạo bức ảnh ấm áp hơn so với flash thông thường với chế độ cân bằng trắng tự động.
Custom Custom – tùy chỉnh cân bằng trắng: bằng cách sử dụng màu mẫu (được coi là trắng) đã chụp ảnh trước đó trong điều kiện ánh sáng cần chụp để cài làm cân bằng trắng cho bức ảnh sau với kích hoạt chế độ Custom White Balance. Đó có thể là tờ giấy bạn mang theo hoặc màu trắng trong khung hình bạn muốn chụp. Trong trường hợp khung hình bạn muốn chụp có quá nhiều màu sắc lộn xộn, hoặc không có màu trắng khiến cho máy ảnh bị ngơ ngơ không cân bằng trắng chính xác được (chụp lên bức ảnh bị biến đổi màu nóng hoặc lạnh hơn bình thường) thì ta có thể dùng một cái card màu nâu 18% để làm màu mẫu. Miếng card này được bán nhiều ở các cửa hàng phụ kiện nhiếp ảnh với giá khoảng 50.000 đồng. Trong điều kiện chụp, bạn đặt card để ánh sáng chiếu trực tiếp vào nó mà ko bị đổ bóng của vật hoặc môi trường xung quanh, dùng máy ảnh ngắm đầy khung hình vào tấm card này và chụp để máy lưu giữ màu trung tính này và nạp vào Custom WB. Với EOS 60D, để sử dụng cân bằng trắng từ ảnh mẫu trước đó bạn vào Menu > chọn Tab cài đặt thứ hai > chọn Custom White balance > màn hình hiện ảnh chụp gần nhất (có thể lựa chọn ảnh khác) và dựa vào cân bằng trắng của ảnh này để áp dụng cho ảnh tiếp theo bằng cách ấn nút Set > màn hình hiện thông báo "Use WB data from this image for Custom WB" > OK.
K - Kelvin Temp K – Kelvin: là tính năng bạn có thể tùy chỉnh tăng giảm nhiệt độ màu theo nhiệt độ Kelvin gán cho máy bằng cách xoay vòng chỉnh.
Hiệu ứng khi thay đổi cân bằng trắng:
Auto White balance
Custom WB
Chế độ AWB
Chế độ Custom với màu mẫu là màu đỏ


Chế độ Custom với màu mẫu là màu xanh lá cây dịu
Chế độ AWB
 Chế độ Custom với màu mẫu là màu xanh lá cây dịu
Chế độ AWB


Chế độ K = 3500
Chế độ K = 10000
Chế độ K = 3500
Chế độ K = 10000


Chế độ AWB
Chế độ Shade
Chế độ AWB
 Chế độ Shade


(Nguồn : http://vnreview.vn/tu-van-anh-so/-/view_content/content/138140)



Nắm vững cách sử dụng máy ảnh số thông qua các chế độ chụp



Khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, có những ký tự đại diện cho chế độ chụp như B, A, P, Tv...nếu chưa nắm rõ có thể bạn sẽ lúng túng và khó khăn trong việc sử dụng, bài viết liệt kê một số chế độ chụp giúp người dùng tham khảo để điều khiển tốt hơn chiếc camera của mình

Khái niệm APERTURE : Khẩu độ hay độ mở màn trập (ống kính)

Trong ống kính máy ảnh có một cơ quan gọi là màn trập, cơ quan này bao gồm nhiều tấm thép xếp chồng lên nhau để điều tiết độ mở lớn hay nhỏ của ống kính nhằm cho phép ánh sáng vào máy nhiều hay ít, vai trò như mí mắt của người.




Giá trị của khẩu độ được đo bằng trị số f (có thể thể hiện theo ba cách như f/8, F8 hay 1:8), trị số f càng nhỏ ví dụ f/2, f/2,8… thì độ mở màn trập càng lớn, ánh sáng càng tiếp xúc nhiều hơn với phim, sensor máy ảnh.

Dãy số trị số của khẩu độ f/2, f/2.8, f/4, f/5.6,f/8,f/11….có ý nghĩa là cứ tăng lên một giá trị trong dãy thì màn trập mở nhỏ hơn và lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa.

1. APERTURE PRIORITY: Chế độ chụp ưu tiên khẩu độ.


Ký hiệu thường dùng trên vòng xoay chỉnh chế độ là A (Nikon,Panasonic,Lumix..) hoặc là Av (Canon,Pentax…)

Khi thiết lập máy ảnh ở A hay Av mode người dùng tự chọn độ mở màn trập, thông số tốc độ màn trập (Shutter speed) do máy kiểm soát. Chế độ này đặc biệt quan trọng khi người muốn kiểm soát khoảng nét hay còn gọi là chiều sâu của bức ảnh.

Ví dụ:
Trong chụp ảnh phong cảnh thiết lập A, Av mode điều chỉnh độ mở nhỏ f/11, f/16 để ảnh có chiều sâu, có độ sắc nét của các chi tiết tiền cảnh lẫn hậu cảnh.



Trong chụp ảnh chân dung,ảnh chụp cận cảnh macro thiết lập A, Av mode, điều chỉnh độ mở lớn f/2, f/2.8 để làm mờ, nhòe đi cảnh nền phía sau giúp đối tượng chụp nổi bật hơn lên.



Khái niệm SHUTTER SPEED: Tốc độ trập

Đây là trị số tính bằng giây quy định khoảng thời gian cửa trập mở ra để lấy sáng, càng mở lâu thì ánh sáng vào tiếp xúc với phim hay sensor càng nhiều và ngược lại.

Dãy trị số của tốc độ trập ....1/4s, 1/8s,1/15s,1/30s,1/60s... có ý nghĩa cứ lên một cấp thì cửa trập đóng lại nhanh hơn và lượng ánh sáng đi qua ống kính giảm đi một nửa, và như vậy với tốc độ đóng cửa trập càng nhanh thì ảnh càng tăng nguy cơ bị thiếu sáng và ngược lại.

2. SHUTTER SPEED PRIORITY MODE: Chế độ chụp ưu tiên tốc độ trập


Ký hiệu thường dùng trên vòng xoay chỉnh chế độ là Tv = Time value hay S = Shutter

Việc có thể chọn lựa tốc độ đóng cửa trập giúp bạn chụp được những tấm hình chuyển động mà không bị mờ nét chẳng hạn dùng tốc độ đóng nhanh 1/500s, 1/2000s để bắt đứng sự chuyển động của nước, khiến có cảm giác như dòng nước bị đông cứng lại thấy rõ từng hạt nước


Hình minh họa: Dùng đá ném xuống nước và thiết lập Tv = 1/400s thấy rõ các hạt của tia nước bắn lên không trung

Theo chiều ngược lại, dùng tốc độ trập chậm trong kỹ thuật chụp phơi sáng có thể tạo ra hiệu ứng làm nhòe chuyển động khiến vật thể chuyển động tạo vệt mờ.


Hình minh họa dùng tốc độ Tv = 1/2s khiến dòng nước chảy nhòe đi trông như một bức tranh vẽ.

3. PROGRAM : Chế độ chụp chương trình

Ký hiệu trên vòng chỉnh chế độ là P.



Ở chế độ này máy ảnh sẽ đảm nhận xử lý phần tốc độ trập (shutter) và khẩu độ trập (aperture) đã nêu ở trên. Khi chỉnh về P mode, bạn có thể thiết lập những thông số như độ cân bằng trắng, tắt hay mở đèn Flash, sử dụng độ nhạy sáng ISO ở mức nào, phần phơi sáng thông qua hai trị số f và s để cho máy tự chọn (auto).

Chế độ chụp này rất tốt cho người mới bắt đầu chụp, bạn để P mode và không cần phải lo lắng đủ sáng hay không để tập trung vào chủ đề, bố cục,nó đặc biệt hữu dụng khi bạn chụp cảnh ở ngoài trời với ánh sáng tốt.

Trong những trường hợp ánh sáng không được tốt lắm, có khả năng ảnh của bạn sẽ bị mờ  khi chụp ở P mode vì máy ảnh tự động chọn chụp với tốc độ chậm, khi đó bạn phải chụp với chân máy (tripod) còn nếu không có chân máy thì bạn chỉnh ISO lên cao (tầm 400) kết hợp với bật đèn Flash khi chụp, chú ý là sử dụng Flash không nên đứng quá xa (tối đa 4m) so với đối tượng chụp.

4. MANUAL : Chế độ chụp chỉnh tay 

Đây là chế độ cuối trong bộ tứ 4 chế độ chính của máy ảnh P-S-A-M, trên vòng xoay chỉnh có ký hiệu là M



Khi bạn đã hiểu và nắm được A mode và S mode thì bạn đã hoàn toàn có thể chỉnh về Manual Mode để chụp trong những trường hợp A,S mode không đáp ứng được mong muốn.

Manual mode cho phép người chụp hoàn toàn tự do chỉnh các thông số kỹ thuật, trị số s, f, lấy net, chỉnh ISO, cân bằng trắng, thiết lập Flash on hay off....chính vì thế nó không dành cho người mới đến với nhiếp ảnh.



Tấm ảnh hoa minh họa được chụp trong bối cảnh hoa được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời nhưng hậu cảnh nền lại là một vùng bóng râm. Nếu chụp ở chế độ bán tự động, máy ảnh nhiều khả năng sẽ ưu tiên vùng sáng cho hậu cảnh thay vì chủ thể chính, nếu bạn để khẩu độ mở nhỏ để giảm sáng thì ảnh ko đạt yêu cầu, lúc này bạn phải cần có Manual mode để chỉnh tay tất cả nhằm đạt tấm ảnh như ý.Ngoài các chế độ chụp chính, chúng ta còn có thể bắt gặp những chế độ chụp khác tùy theo sự sáng tạo, sự phân loại riêng của các nhà sản xuất máy ảnh (Sony,Nikon,Canon...) trong đó:

ISO PRIORITY : chụp ưu tiên độ nhạy sáng :

khái niệm ISO: ISO là cách mà bộ cảm biến của máy ảnh nhạy cảm với ánh sáng, giá trị thường gặp 100,200,400,800,1600...



Giá trị ISO càng thấp, hình ảnh chi tiết hơn nhưng cảm biến ít nhạy cảm hơn với ánh sáng và ngược lại. Với ánh sáng ban ngày ngoài trời bạn đặt ISO thấp 100,200 để hình ảnh chất lượng hơn, trời u ám, mờ tối chụp với ISO 400,800, chụp ban đêm phải để ISO ở tầm 1600 mới đủ sáng các chi tiết dù hình ảnh tăng khả năng bị nhiễu, hạt. Nếu muốn giữ chất lượng hình bạn nên cố gắng để ISO thấp + kết hợp Flash để chụp trong đêm nhưng Flash thường gây lóe sáng không mong muốn trên chủ đề.


Một tấm ảnh chụp hồ cá thủy cung trong điều kiện ánh sáng yếu, tác giả không dùng Flash và để ISO ở 1600

Ký hiệu của ISO priority mode là Sv trên máy ảnh của Pentax, Sv mode cho bạn chọn trước độ nhạy sáng ISO, các thông số tốc độ, khẩu độ do máy auto. Còn thiết lập P mode thì máy quyết định cả 3 thông số.

Trên máy khác như Nikon, Canon Sv mode chính là Program mode + chỉnh tay độ nhạy sáng ISO.

CHẾ ĐỘ CHỤP TAv

Chế độ chụp này cho phép bạn chỉnh tay 2 thông số tốc độ và khẩu độ, máy sẽ tự động dò tìm một mức ISO phù hợp, chế độ này tìm thấy trên một số máy ảnh Pentax. Ở các máy khác bạn sử dụng TAv mode bằng cách chọn Manual mode sau đó chọn thiết lập ISO tự động.



TAv mode hữu ích hơn Manual mode trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn bạn chụp sân khấu, sân được chiếu sáng bởi nhiều nguồn sáng khác nhau, ánh sáng thay đổi liên tục và bạn cần chụp hàng loạt tấm hình, ISO tự động theo từng thời điểm chụp trong TAv mode sẽ giúp bạn xử lý trường hợp này tốt hơn.

CHẾ ĐỘ CHỤP DEP

Khái niệm DEP: DEP = DEPth of field (Độ sâu trường ảnh) còn gọi là DOF

Mỗi ống kính máy ảnh chỉ có khả năng chụp được vật thể một cách sắc nét trong một vùng nhất định, vùng rõ nét này gọi là độ sâu trường



Trong hình minh họa, hình ảnh con bướm bay quá gần ống kính hay quá xa sẽ bị mờ vì nó không nằm trong "Độ sâu trường" của ống kính máy ảnh này.

Độ sâu trường phụ thuộc máy ảnh và cách chọn khẩu độ, khoảng lấy nét (là khoảng cách từ ống kính đến vật cần lấy nét = chủ thể chụp).

Trị số khẩu độ càng nhỏ f/2, f/2.8 ống kính mở càng rộng, khoảng lấy nét càng ngắn thì vùng rõ nét (độ sâu trường) càng nhỏ (nông), trong hình minh họa mở khẩu độ lớn --> vùng rõ nét ngắn tập trung hoàn toàn lên con vật khiến hậu cảnh xung quanh mờ nhòe giúp người xem ảnh tập trung vào chủ thể chính.


Khi khẩu độ ống kính mở càng nhỏ ( tri số lớn f.11, f/16) thì vùng rõ nét DOF càng rộng thích hợp cho chụp ảnh phong cảnh, hình minh họa có DOF lớn nên rõ nét các chi tiết cả ở gần lẫn ở xa khiến tấm ảnh có chiều sâu.



DEP mode là chế độ thấy trên một số dòng máy của Canon: khi bạn thiết lập ở DEP mode, bạn hướng ổng kính vào chủ thể gần nhất muốn đặt trong vùng rõ nét (DOF) và nhấn nhẹ nút chụp sau đó hướng ống kính vào chủ thể xa nhất muốn đặt trong DOF rồi nhấn tiếp nửa còn lại của nút chụp --> máy tính sẽ tính toán muốn có vùng rõ nét này thì trị số khẩu độ phải đặt ở bao nhiêu.

CHẾ ĐỘ CHỤP A-DEP


Canon còn cung cấp thêm một chế độ chụp nữa gọi là A-DEP: Chế độ này cho phép bạn để máy ảnh tự động chọn vùng rõ nét (DOF) cho chủ đề chụp để hỗ trợ những tay máy yếu kỹ thuật, tuy nhiên do cách xác định quá đơn giản của máy, chế độ này hầu như không giúp được gì cho người chụp.

CHẾ ĐỘ CHỤP C1, C2, C3...

* Đây là chế độ Custom cho bạn lưu sẵn các thông số kỹ thuật vào để xài mỗi khi cần chẳng hạn bạn lập:

C1 = Av mode, f/11, ISO 100,... dành cho chụp phong cảnh
C2 = S mode, 1/200s, ISO200,...lập sẵn cho chụp cảnh thể thao

Tùy máy bạn có thể có thêm những thiết lập cấp nhỏ hơn nữa ví dụ như lập sẵn C2.1 để chụp thể thao trong nhà, C2.2 chụp thể thao ngoài trời..v.v...

Để tạo thuận lợi cho người sử dụng, các hãng sản xuất cố gắng tiêu chuẩn hóa các thiết lập thông số kỹ thuật cho từng tình huống giúp những người chụp không cần hiểu các khái niệm như DOF, Aperture, Shutter,...vẫn có thể chụp được những tấm ảnh như mong muốn.
 CHẾ ÐỘ CHỤP AUTO HOÀN TOÀN: Automatic mode



Ký hiệu là ô hình vuông màu xanh, hình máy ảnh, hoặc chữ Auto, đây là chế độ dành cho người mới biết đến nhiếp ảnh, luôn có trên thể loại máy ngắm và chụp (compact) và được đa số người sử dụng máy chọn lựa, máy tự động đoán bạn đang chụp cái gì để lấy nét, chỉnh khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng, cân bằng trắng,flash...và bạn chỉ cần bấm nút. Nhìn chung với chế độ này bạn chỉ có thể dùng tạm khi chưa nắm bắt kỹ thuật, chứ khó lòng giúp bạn có những tấm ảnh ấn tượng được.

SCENE MODE :


Mỗi hãng sản xuất lại chia nhỏ Auto mode thành hàng loạt mode nhỏ hơn, sự tính toán, điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong các chế độ có thể không giống nhau giữa các nhãn hiệu máy, đem lại những kết quả khác nhau.
Marco mode  : Chụp cận cảnh, thích hợp khi chụp hoa, côn trùng, máy có thể sẽ cố gắng tính toán để mở khẩu độ lớn.

Flower  : Một số máy có thể có chế độ auto riêng cho chụp hoa

Landscape mode  : Chỉnh về chế độ này khi muốn chụp phong cảnh, máy thường làm tốt nhiệm vụ nếu trời quang đãng, ánh sáng đủ.

Sport mode  : Chụp ảnh thể thao, giảm mờ nhòe khi đối tượng chụp di chuyển, máy thường tìm cách nâng tốc độ chụp lên, chụp nhanh để bắt đứng hình lại.

Night mode  : Chụp cảnh đêm, máy có thể tính toán đẩy ISO lên cao, mở rộng khẩu độ hay giãn thời gian đóng màn trập (chụp tốc độ chậm)...

Night portrait  : Chụp người ban đêm, máy có thể đẩy flash on và cố gắng nhận dạng và loại bỏ hiện tượng mắt đỏ


Night landscape  : Chụp phong cảnh ban đêm.

Fireworks  : Chụp pháo hoa, máy thường xử lý auto kém trong những chế độ khó chụp như chụp cảnh pháo hoa.

Beach  : Cảnh biển, thường được máy hiểu là ánh sáng nhiều, chói nắng.

Snow  : Trời nhiều tuyết, sáng trắng.

Và còn rất nhiều chế độ chụp được lập sẵn khác như tự chụp mình , chụp văn bản , chụp trong nhàbảo tàng , chụp ngược sáng  , trẻ em tiệc tùng chân dung ... nói chung chụp người , vật nuôi, hoa cỏ, ...máy thường cố gắng xác định vật thể cần lấy nét, đặt vật ấy vào vùng rõ nét, loại bỏ mắt đỏ và cố gắng tính toán để điều tiết ánh sáng phù hợp ( tăng giảm ISO, bật hay tắt Flash)...chụp cảnh thường chọn lấy một khung cảnh chuẩn mực để dựa vào. dù thế nào thì độ thông minh của máy ảnh vẫn còn nhiều giới hạn nên bạn không nên quá ỷ lại vào những chế độ tự động này, đặc biệt trong những tình huống không phải là một tình huống chuẩn.
Tham khảo tiếng Anh :      Camera Controls
Learn the Basics of Your Digital SLR Camera
1

Camera Controls

Camera Controls Front View
Camera Controls Back View
2

Image Sensor

CMOS and CCD Image Sensors
Since the dawn of photography, cameras have captured and stored images on glass plates or on film. Today, digital cameras capture the images on a nifty piece of technology – the image sensor. The image sensor is made up of millions of light sensitive photodiodes set on a grid, where each photodiode records a tiny portion of the image as a numeric value that corresponds to a specific brightness level, which is then used to create your image. Image sensors, whether they are CCD or CMOS, vary from camera to camera but they’re basically the same, and the megapixel count shouldn’t be a priority in the decision-making process when buying a camera. Why? Because the size of the sensor is actually more important that the number of megapixels.
3

Camera Lens

Camera Lens Types
A lens is an optical component made out of glass, high quality plastic, or ceramic, which captures the light and assembles it on a point of focus at the matte screen passing through a condensing lens inside the camera. If you are looking for ease of handling, you can go for point-and-shoot cameras with fixed lenses. However if you are concerned about picture quality, you should invest in a digital SLR (DSLR) camera with interchangeable lenses. Interchangeable lenses allow you to have much more control of your images, and to be far more creative than you can be with a point-and-shoot camera. All in all, DSLR cameras produce a more professional photograph.
4

Camera Modes

Camera Mode Dial
DSLR cameras are equipped with a variety of shooting modes that increase the automatic decision making of the camera. These cameras, thankfully, have semi-automatic and manual modes too, which put the control back in your hands for more technical and creative applications. In PROGRAM mode, the camera sets the exposure, but the user can adjust the white balance, ISO, focusing and metering. There are two semi-automatic modes: 1) Shutter Priority (Tv) is where the user sets the shutter speed and the camera determines the aperture. Shutter Priority allows the user to control how “the action” is captured. 2) Aperture Priority (Av) where the user selects the aperture and the camera determines the shutter speed. Aperture Priority allows the user to control the depth-of-field.
5

Built-in Flash

built-in and Pop-up Camera Flash
A built-in flash is provided with every digital camera. The camera’s computer determines need for flash according to the exposure metering, focusing and zoom systems. On compact cameras the built-in flash is triggered to go off in perfect sync with the shutter, but it’s hard to control the timing and intensity of the flash. This can result in washed-out photos. DSLRs have pop-up flashes that can be controlled in various ways to be in-sync with the shutter or drag behind the shutter; in addition the intensity can be manipulated in accordance to the overall light of the scene. DSLR cameras allow for more pleasing and artistic use of the flash.
6

Viewing System

Optical and Electronic Viewing Systems
Most digital cameras have two viewing systems - the optical viewfinder and the electronic viewfinder. While both systems show you what the lens sees, the electronic viewfinder can tell you other things about the nature of your digital image. One area where the electronic viewfinder is superior is in determining color balance. The electronic viewfinder can show where the highlights are overexposing (and if you’ll need to compensate). What is great is that you’ll see this in real-time. The optical viewfinder puts you directly inside the mechanical world of the camera, and tends to perhaps give you a better sense of the composition because you’re seeing exactly what the lens is seeing, not an electronic approximation.

Các chế độ phụ khác:

Chế độ Burst : Chế độ chụp ảnh liên tiếp nhiều tấm (multi-shot) dùng trong một số trường hợp như ghi nhận một sự kiện đang diễn ra rất nhanh, chụp ảnh thể thao, chụp trẻ em (trẻ rất khó đứng im nên thường phải dùng Burst mode để chụp liên tiếp nhằm chọn ra tấm ưng ý nhất)



Chế độ Autofocus : Chụp tự động lấy nét ký hiệu AF



Vài điểm phân biệt các chế độ lấy nét tự động:

Lấy nét tự động liên tục (continuous): Máy liên tục rà soát để lấy nét và bất cứ lúc nào bạn chụp nhấn nút chụp cũng được.

Lấy nét tự động đơn (single - one shot): Khi chụp nhấn nhẹ nút chụp nửa đường để lấy nét, lấy nét xong nhấn hẳn nút chụp xuống để chụp, tuy tiết kiệm pin hơn nhưng có thể không kịp chụp trong một số tình huống cần bắt lấy khoảnh khắc thật nhanh.

Chế độ lấy nét AI Servo: Chế độ lấy nét dành cho chụp chủ thể đang chuyển động liên tục, máy tự động căn khoảng cách lấy nét và lấy nét đúng vào thời điểm bấm chụp



Chế độ lấy nét AI Focus: Chế độ lấy nét thông minh thụ động, máy lấy nét cho chủ thể tĩnh nhưng khi chủ thể bất ngờ di chuyển thì máy chuyển sang AI Servo để lấy nét

Ngoài ra tùy dòng máy mà còn có một số chế độ như chụp toàn cảnh Panorama, Flash tự động, quay phim, chụp đen trắng, chụp hiệu ứng..v.v.

Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh



Tất tần tật những gì cần chuẩn bị trước khi chụp một tấm hình.

Các bạn thân mến, chuyên đề máy ảnh số trên GenK đã hoạt động được hơn hai tháng. Đến giờ phút này, bạn không thể chỉ "đọc cho vui" mà cần phải theo dõi loạt bài viết đã lên trang trước đó mới có thể hiểu toàn bộ những kiến thức được đề cập tới tại bài viết ngày hôm nay. Xem lại tại đây và xin bạn đọc hãy nhớ rằng, chuyên đề máy ảnh số không chỉ dành riêng cho những ai đang sở hữu máy ảnh DSLR. Ngay cả nếu bạn chỉ đang sở hữu một chiếc máy ảnh du lịch đi chăng nữa, loạt bài viết của chúng tôi cũng sẽ trang bị cho bạn những kiến thức nhằm tận dụng tối đa khả năng của nó.

Trong bài viết Nhiếp ảnh cơ bản: Các bước chụp một tấm hình, chúng ta có đề cập đến 4 bước bao gồm: Bật máy, Chọn chế độ chụp phù hợp, Lấy nét và chụp, Xem lại và xóa. Tuy nhiên trên thực tế, nếu lựa chọn một trong số các chế độ chụp nâng cao (xem lại bài viết Các chế độ chụp thường gặp trên máy ảnh) chúng ta còn đồng thời phải thiết lập một số các thông số khác bởi khi đó máy ảnh sẽ dành cho chúng ta rất nhiều “đất” để sáng tạo và làm chủ chiếc máy. Việc thiết lập các thông số này có ý nghĩa như nhau trên cả máy ảnh ống kính rời lẫn máy ảnh du lịch.

1.      Thiết lập giá trị phơi sáng (EV)
Với 3 chế độ chụp P, A và S, người chụp cần xác lập giá trị EV mong muốn từ trước khi chụp (xem lại bài viết Các thông số cơ bản trong nhiếp ảnh: Sự phơi sáng để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của giá trị EV này) để tạo ra tấm hình với độ phơi sáng như mong muốn. Mặc định EV=0 được coi là “đủ sáng” Các giá trị dương (+) sẽ điều chỉnh máy cho lượng sáng nhiều hơn với thực tế, giá trị âm (-) thì ngược lại. Tuy nhiên không phải lúc nào giá trị EV=0 mặc định cũng cho ánh sáng đúng với thực tế những gì mắt người nhìn thấy, nguyên nhân có thể do tính năng đo sáng làm việc sai, hoặc người dùng thiết lập cách thức đo sáng không chính xác (xem phần 2 trong bài viết này). Trong nhiều trường hợp, giá trị này sẽ cần phải giảm xuống (tương tự như mắt người khi nhìn giữa buổi trưa nắng gắt phải nheo lại và lấy bàn tay che phía trên lông mày) hoặc tăng lên (tương tự như khi nhìn ban đêm, ta thường phải cố mở mắt to ra để nhìn được rõ hơn).
Lúc này máy ảnh sẽ tự tính toán các thông số còn lại (tốc độ chụp, độ mở ống kính, độ nhạy sáng ISO) để hình chụp ra đạt đúng giá trị EV đã thiết lập.
Vì là một thông số vô cùng quan trọng, nên giá trị EV thường được ưu ái đặt trên một nút bấm riêng để người dùng có thể truy cập nhanh thay vì phải vào sâu trong Menu trên màn hình. Nút bấm này thường được ký hiệu như sau:
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 1
Nút EV (khoanh màu đỏ) trên máy ảnh ống kính rời.
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 2
Nút EV (khoanh màu đỏ) trên máy ảnh du lịch.
2.      Thiết lập cách thức đo sáng (Metering)
Mỗi vật thể riêng rẽ trong cùng một tấm hình đều mang các giá trị sáng khác nhau. Ví dụ giá trị sáng của một chiếc bóng đèn điện chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều lần giá trị sáng của một con đom đóm. Thiết lập Metering là thiết lập cách thức mà máy ảnh sẽ ghi nhận từng giá trị sáng riêng rẽ này, rồi tổng hợp chúng lại thành một giá trị phơi sáng chung cho cả tấm hình sẽ chụp ra. Tùy theo thể loại ảnh mà chúng ta sẽ sử dụng các cách thức đo sáng khác nhau.
+ Matrix metering hay Evaluative/ Pattern metering: đo sáng kiểu ma trận. Máy ghi nhận giá trị sáng tại tất cả các vùng sáng tối trong khung hình, rồi sau đó tính toán để đưa ra một giá trị phơi sáng cân bằng nhất, đảm bảo mọi vật thể tại mọi vị trí trong khung hình đều ít nhiều nhận được một lượng ánh sáng chấp nhận được. Cách thức đo sáng này thường được sử dụng trong thể loại ảnh phong cảnh.
+Spot metering: đo sáng điểm. Máy ghi nhận và tái hiện chính xác giá trị phơi sáng tại điểm được lấy nét (tạm gọi là giá trị sáng gốc). Giá trị sáng tại các vùng còn lại trên tấm hình được tái hiện dựa trên tỷ lệ tương quan với giá trị sáng gốc này. Đây là cách thức đo sáng “buộc phải sử dụng” khi chụp ảnh chân dung, đặc biệt là chân dung trong điều kiện ngược chiều ánh sáng.
+ Center-weight metering: đo sáng vùng bao quanh điểm lấy nét. Đảm bảo vùng trung tâm xung quanh điểm lấy nét của tấm hình (bao gồm vị trí đặt điểm lấy nét và các vùng liền kề xung quanh) chụp ra được “đủ sáng”, trong khi các vùng sáng tối ở xa hơn có thể có sự sai lệch trong giới hạn cho phép. Thực tế Center-weight metering là cách thức đo sáng chỉ xuất hiện từ khi máy ảnh số trở nên phổ biến. Còn trước đó, trong thời kỳ máy phim lẫn máy ảnh số sơ khai, cách thức đo sáng chỉ bao gồm Matrix và Spot, cũng là hai cách thức mà chúng ta thường sử dụng nhất.
+ Partial metering: cách thức đo sáng ít gặp, nằm đâu đó giữa spot metering và center-weight metering.
Ký hiệu và minh họa cách thức đo sáng của từng loại trên:
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 3
Máy ảnh ghi nhận giá trị sáng tại các vùng ảnh màu xám (độ đậm của màu xám thể hiện mức độ được
chú trọng nhiều hơn) rồi đưa ra giá trị phơi sáng cuối cùng cho tấm hình chụp ra.
Metering mode trên máy ảnh ống kính rời thường được đặt trên một nút bấm riêng. Đối với máy ảnh du lịch, nó cũng có thể nằm trên một nút bấm riêng hoặc nằm sâu bên trong Menu tùy chỉnh.
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 4
Nút tùy chỉnh Metering dạng bấm (khoanh màu đỏ).
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 5
Nút tùy chỉnh Metering dạng xoay gạt.
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 6
Tùy chỉnh Metering trên Menu bên trong máy.
3.      Thiết lập kiểu chụp (Drive):
Thiết lập kiểu chụp của máy: Chụp đơn (single) từng tấm một, Chụp liên tiếp (continous) nhiều tấm liên tiếp cho tới khi đầy bộ nhớ đệm, hay Chụp hẹn giờ (self-timer). Một số máy có tính năng High Continous giúp chụp liên tiếp được nhiều tấm hình hơn trong 1 giây, nhưng độ phân giải ảnh sẽ bị giảm đi.
Cách sử dụng các kiểu chụp này sao cho hiệu quả đã được nói tới kỹ càng trong loạt bài viết Vận dụng tốc độ chụp, mời các bạn xem lại để hiểu rõ hơn.
Nút thiết lập Drive:
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 7
Nút thiết lập Drive mode (khoanh màu đỏ).
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 8
Thiết lập drive mode trên Menu bên trong máy.
4.      Thiết lập cân bằng trắng (White Balance / WB)
Xác định loại nguồn sáng hay điều kiện ánh sáng tại thời điểm chụp (điều kiện sáng là trời nắng gắt, trời nhiều mây… / nguồn sáng là đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt…) để từ đó máy ảnh tái tạo màu sắc cho tấm hình được chính xác. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, máy ảnh số làm việc khá tốt trong việc tự động xác định nguồn sáng / điều kiện sáng nên người dùng có thể yên tâm để WB ở chế độ Auto, hoặc các thiết lập WB có sẵn trên máy. Với người sử dụng các mẫu máy ảnh số cao cấp hay chuyên nghiệp, còn có thể lựa chọn cân bằng trắng theo độ K hoặc custom. Ký hiệu và ý nghĩa của chúng như sau:
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 9
Ký hiệu và ý nghĩa của các loại WB (cột bên trái, từ trên xuống dưới): Cân bằng trắng tự động, Cân bằng trắng tùy chọn, Cân bằng trắng theo nhiệt độ màu Kelvin, Cân bằng trắng với nguồn sáng bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, ánh sáng ban ngày, đèn flash, trời nhiều mây, bóng râm.
Cột bên phải minh họa rõ nét hơn về các sử dụng Cân bằng trắng theo nhiệt độ màu Kelvin. Theo đó, nhiệt độ màu càng cao tương ứng với nguồn sáng càng lạnh, lúc này máy sẽ phải bổ sung thêm gam màu lạnh vào hình chụp để bù lại.
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 10
Nút tùy chỉnh WB (khoanh màu đỏ) trên máy ảnh.
5.      Thiết lập độ nhạy sáng (ISO)
Như bài viết Các thông số cơ bản trong nhiếp ảnh: Sự phơi sáng đã phân tích, ISO cao cho tốc độ chụp nhanh hơn, khắc phục được nhược điểm của những ống kính có độ mở nhỏ, tuy nhiên bù lại, chất lượng ảnh sẽ kém đi với nhiều hạt (noise) và sự sai lệch trong tái hiện màu sắc. Với các mẫu máy ngày nay, ISO tối đa có thể lên tới 128.000, nhưng thực sự đó chỉ là con số mang tính chất chạy đua công nghệ giữa các hãng với nhau, vì chẳng ai cần đến mức ISO “điên rồ” đó cả. ISO 50-100 được coi là tốt nhất cho ảnh chụp chân dung (ngoài trời, đủ sáng) vì chúng tạo hiệu ứng mịn da (khỏi cần Photoshop) cho người mẫu. ISO 200-800 phù hợp với ảnh chụp trong nhà, trời chiều muộn. ISO 800-1600 phù hợp với ảnh chụp buổi tối, ánh sáng yếu.
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 11
Nút tùy chỉnh ISO.
6.      Thiết lập cách thức lấy nét (Focusing)
Chuyển đổi qua lại giữa 3 phương thức lấy nét: tự động lấy nét một lần (Single autofocus), tự động lấy nét liên tục (Continuous autofocus) và lấy nét bằng tay (Manual focus) tùy theo từng thể loại ảnh chụp (xem lại bài viết Vận dụng tốc độ chụp - phần I).
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 12
Nút tùy chỉnh Focusing.
Thông thường, Single autofocus được sử dụng với chủ thể tĩnh (chân dung, phong cảnh, tĩnh vật). Continuous autofocus được sử dụng để đeo bám (object tracking) chủ thể động (thể thao, trẻ em, tốc độ cao) và Manual focus được sử dụng trong trường hợp chủ thể có ít sự tương phản (ví dụ: bức tường đồng màu) hoặc khoảng cách lấy nét cực gần (close-up).
7.      Thiết lập kích thước và chất lượng ảnh chụp
Thiết lập các thông số trước khi chụp ảnh 13
Nút thiết lập kích thước và chất lượng ảnh chụp (khoanh màu đỏ).
Thông thường máy ảnh số lưu ảnh dưới 2 định dạng: ảnh số dạng thô (file .RAW, .TIFF) và ảnh số dạng nén (file .JPG hay .JPEG). Nếu bạn không phải là người quan tâm nhiều tới vấn đề xử lý hậu kỳ với các phần mềm chuyên dụng như Photoshop thì không cần sử dụng tới định dạng ảnh thô vì chúng có dung lượng rất lớn, tầm vài chục – thậm chí đến cả trăm Mb.
Với mỗi ảnh chụp, có thể lựa chọn kích thước lớn (chính là độ phân giải tối đa mà mỗi mẫu máy ảnh thường quảng cáo, ví dụ 18 “chấm” – 18 Megapixel), vừa hoặc nhỏ.
Tương tự như vậy, chất lượng ảnh có thể chọn Tốt (Fine, Best), Bình thường (Normal, Standard) hoặc Thấp (Low), chúng sẽ ảnh hưởng tới dung lượng của ảnh.
Trên đây là các thông số quan trọng mà bạn đọc cần thiết lập – bất kể với một chiếc máy ảnh ống kính rời cao cấp hay du lịch bình dân, để tối ưu hóa khả năng làm việc của chúng. Trong bài viết tuần sau, GenK sẽ hướng dẫn các bạn cách bố cục một tấm hình sao cho thật "chuyên nghiệp và ấn tượng". Sẽ là một bài viết thú vị và bổ ích khác nữa, mời bạn đọc đón xem! 

Biết cách khai thác một số chức năng tiên tiến của máy, người chụp sẽ cải thiện được độ nét của bức ảnh.

Một trong những điều băn khoăn của không ít người chụp là sao những bức hình mình chụp lại không nét bằng những bức vẫn thấy trên Internet, dù đã thực hiện đủ các kỹ thuật cần thiết như cầm chắc máy, nâng tốc độ cửa trập, lấy nét đúng… Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kỹ thuật khởi đầu để có một bức ảnh đẹp. Thực ra, ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng có không ít những bức bị rung, bị mờ, chỉ là họ không công bố rộng rãi mà thôi.

Ngoài những kỹ thuật cơ bản ở trên, tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp thêm một số kỹ thuật khác giúp người chụp có thể khai thác để có được những bức ảnh thật sự nét của riêng mình.

Nút lấy nét phía sau thân máy.
[​IMG]
Chế độ AF gần màn hình. Ảnh: Digital Photography School.

Rất nhiều người chụp ảnh thực hiện các thao tác lấy nét bằng nhá nút chụp rồi ấn thẳng để chụp ảnh. Vấn đề ở chỗ nếu lấy nét và chụp theo cách thức này, mỗi khi bạn nhá nút chụp là một lần máy ảnh sẽ lấy nét lại. Nếu đối tượng ở quá xa hoặc khung cảnh có nhiều người, cách thức trên rất dễ dẫn tới hiện tượng khoảng nét liên tục bị thay đổi do máy lấy nhầm vào những đối tượng di chuyển xung quanh điểm nét đã chọn.

Giải pháp cho vấn đề này là trên hầu hết các máy DSLR, luôn có nút “AF-On” phía sau máy có thể chuyển thành nút lấy nét độc lập mà không cần phải bấm nhá nút chụp ảnh nữa. Khi kích hoạt tính năng này trong menu, mỗi lần bạn bấm nút AF-On, khoảng nét đã lấy sẽ được giữ nguyên (tương tự như chức năng khóa nét) và như vậy có thể bấm bao nhiêu ảnh tùy thích cho đến khi có được bức ưng ý mà không sợ khoảng nét bị thay đổi. Lúc này, nút chụp ảnh sẽ chỉ đơn thuần là nút chụp chứ không còn đóng vai trò là nút lấy nét nữa, giải phóng cho ngón tay bấm máy của bạn.

Nên nhớ luôn có sự khác nhau giữa việc để máy ảnh chọn điểm nét và tự mình chọn điểm nét. Do các máy DSLR càng ngày càng được cải tiến với các giải thuật tiên tiến nên rất nhiều người chọn cách để cho máy chọn điểm nét (bằng cách bật tất cả các điểm nét) thay vì tự chọn bằng tay. Không thể phủ nhận rằng về cơ bản, trong hầu hết các trường hợp máy lựa chọn khá chuẩn xác do đối tượng cần chụp luôn chiếm phần lớn khung hình. Nhưng vấn đề chỉ thực sự nảy sinh nếu như bạn sử dụng độ mở lớn dẫn tới khoảng nét hẹp.

Ví dụ, nếu đối tượng đứng ở khoảng cách 3 mét và sử dụng tiêu cự tele 200mm, độ mở f/2.8, độ sâu trường ảnh chỉ khoảng 4cm. Điều này nghĩa là đối tượng của bạn chỉ nét từ khoảng 2,98m đến 3,02m, còn ngoài khoảng đó sẽ bị mờ. Với khoảng nét hẹp như vậy mà để cho máy ảnh tự quyết định điểm nét sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp máy lấy đầu mũi làm điểm nét khiến cho phần mắt (phần biểu cảm chính của đối tượng) lại bị mờ.

Giải pháp cho vấn đề này là kích hoạt chế độ chọn điểm nét, dùng bánh xe hay joystick tùy thân máy để chọn chỉ một điểm nét (single-point) trong các điểm mà máy hỗ trợ. Nếu muốn lấy nét vào mắt đối tượng, hãy di chuyển điểm nét đã chọn vào vị trí mắt, bấm nút lấy và khóa nét AF-On. Khi điểm nét đã được khóa trên khung hình, chỉ cần lo việc tìm ra những khoảnh khắc thích hợp để bấm máy.

Chế độ bám nét liên tục.

Ngoài chế độ lấy nét một lần, đừng quên máy ảnh còn có chức năng bám nét liên tục Servo focus.
[​IMG]
Khoảnh khắc hạnh phúc của hai bố con. Ảnh: Digital Photography School.

Chế độ AI Servo bắt đầu trở nên thông dụng và trở thành một trong những chức năng tiêu chuẩn trên máy ảnh từ những năm 80 do nhu cầu của các nhiếp ảnh gia thể thao muốn lấy nét chính xác hơn trên những đối tượng luôn chuyển động. Ở chế độ này, máy ảnh sẽ bám nét liên tục theo từng chuyển động. Ở một số máy, người chụp còn có thể điều chỉnh độ nhạy của chức năng bám nét này.

Ví như bức ảnh trên đây, chụp khoảnh khắc hạnh phúc của một người bố chơi với con trai mình. Do đối tượng đang chụp chuyển động nên tác giả đã sử dụng chế độ nét điểm vào cậu bé, bấm giữ nút AF-On vào khoảng vị trí này rồi kích hoạt chế độ bám nét AI-Servo mỗi lần cậu bé quay đến. Kết quả là một bức ảnh ấn tượng dù tác giả chụp với một khoảng nét khá hẹp.
[​IMG]
Ban nhạc Jars of Clay. Ảnh: Digital Photography School.

Còn bức ảnh trên đây được chụp trong một phòng họp tại nhà hát Austin, Texas của ban nhạc Jars of Clay. Tác giả bức ảnh đã ngồi một chỗ cố định, chọn nét điểm rồi khóa nét vào gương mặt của ca sĩ hát chính. Lúc này, nhiếp ảnh gia chỉ việc chờ với ngón tay đặt trên nút chụp, đến thời điểm ca sĩ quay ra nhìn máy ảnh, anh ta bấm máy. Kết quả là một bức ảnh khá sống động thay vì những bức hội nghị vốn thường nhàm chán vì quá nhiều người.

http://forum.vietdesigner.net/threads/meo-de-anh-chup-luon-duoc-sac-net-suu-tam.

Máy ảnh dSLR - một số điều cần biết về ống kính
http://www.tinhte.vn/threads/camera-tinh-te-may-anh-dslr-mot-so-dieu-can-biet-ve-ong-kinh-01.1697693/

20121104_071202.JPG ​
Khi quyết định chọn mua chiếc máy ảnh dSLR có nghĩa là bạn đã chấp nhận đầu tư một HỆ THỐNG bao gồm thân máy, ống kính và các phụ kiện, việc chọn thân máy đã mệt mỏi rồi, mà cân nhắc một (vài) chiếc ống kính cho mình còn nhức đầu hơn nữa với hàng loạt thông tin, thông số kỹ thuật. Camera tinh tế sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản nhất hi vọng giúp các bạn đơn giản hóa quá trình trang bị vũ khí cho mình.


Tóm tắt:

Ống kit (kit lens) là ống bán kèm theo máy, cũng có bán rời, giá thành rẻ, chất lượng thân vỏ yếu nhưng chất lượng quang học cũng khá tốt, đảm bảo cho nhu cầu khởi đầu, máy crop thường bắt đầu bằng 18mm, hoặc máy FF bắt đầu bằng 24mm.

Ống fix (prime) là loại chỉ có 1 tiêu cự (một góc nhìn) ưu điểm: cho chất lượng quang học tốt tới rất tốt, độ mở (khẩu độ) tối đa lớn, thường rẻ hơn những ống zoom một khẩu độ.

Ống zoom là loại có thể thay đổi được góc nhìn (tiêu cự) - độ linh hoạt cao, nếu là loại một khẩu độ (khi zoom không bị thiệt sáng) thì khá đắt tiền.

Chọn ống zoom hay ống fix tùy thuộc phong cách cũng như túi tiền.

Ống normal (50mm) cho góc nhìn tương tự như mắt người, ống có góc nhìn rộng hơn (tiêu cự <50mm) gọi là ống wide, ống có góc nhìn hẹp hơn (tiêu cự >50mm) gọi là ống tele.

Ống wide zoom chỉ có góc rộng dưới 50mm, ống normal zoom: là ống zoom chứa tiêu cự 50mm, tele zoom chỉ có tầm tele trên 50mm.

Ống nào để chụp Macro - cho DSLR

DSC_6121.JPG ​

Video đầu tiên của năm mới Quý Tỵ, chúc các bạn một mùa xuân đầy ... hình ảnh.
Trong nhiếp ảnhchụp cận cảnh / macro là một thể loại rất thú vị bởi nó cho ta một góc nhìn khó nhìn thấy bằng mắt thường. Thể loại này thường đòi hỏi khắt khe hơn một chút về thiết bị mà đôi khi các chủ đề khác như phong cảnh, đời thường không đến nỗi phức tạp về kỹ thuật như vậy. Ngoài ống kính, chụp macro cũng cần thêm một số phụ kiện để có thể đạt được hiệu quả tối đa.


Tóm tắt video
  • Thiết bị macro "tiêu chuẩn" cho phép tỷ lệ phóng đại 1:1 (kích thước vật thể in lên film/cảm quang bằng đúng kích thước thật)
  • Có thể lắp thêm close-up filter (kính lúp), extention tube (ống nối), đảo đầu ống kính để đạt được khoảng lấy nét gần nhất gần hơn nữa - giúp phóng đại vật thể
  • Ống kính macro (micro) có nhiều tiêu cự - ứng với các khoảng làm việc khác nhau, ống tiêu cự dài cho phép bố trí máy ở xa chủ thể hơn mà vẫn đạt tỷ lệ 1:1
  • Chụp macro thường phải khép khẩu nhỏ để đạt được độ sâu trường ảnh tương đối, và do vậy tốc độ chụp sẽ phải giảm hoặc ISO phải tăng để hình đủ sáng
  • Muốn duy trì chất lượng ảnh sẽ cần thêm chân ba (tripod) hoặc flash (chuyên dụng càng tốt) hoặc cả hai
Một số điều cần biết về ống kính.
Ống chụp chân dung:

Ảnh cận cảnh (macro)
Hùng vũ : Sonyviet

Chụp cận cảnh đơn giản nghĩa là chụp gần chủ thể. Từ “macro” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “makros” có nghĩa là “lớn”. Lý do vì sao từ này được dùng để chỉ ảnh cận cảnh là do khi được chụp gần, kích thước của chủ thể trong ảnh sẽ được phóng to bằng hoặc lớn hơn chủ thể thật ở ngoài. Một điều thú vị ở thể loại ảnh cận cảnh này là nếu bạn có mắt nhìn tinh tường thì bất kỳ vật gì cũng có thể trở thành chủ thể thú vị của bạn.

[​IMG]

Những lời khuyên

1. Hãy bắt đầu nhỏ

Nếu bạn mới bắt đầu chụp thể loại ảnh cận cảnh thì bạn nên chụp tĩnh vật hay những chủ thể không quá sinh động trước. Những đồ vật như đồng xu, con tem, hay thậm chí những món đồ chơi yêu thích của bạn sẽ tốt cho bước khám phá ban đầu. Hãy đặt chúng lên một mặt phẳng thích hợp, sạch sẽ, không bừa bộn và bạn bắt đầu chụp. Nhưng hãy nhớ là vì bạn chụp cận cảnh nên những chi tiết nhỏ như bụi, vết bẩn hay vết cáu dơ trên chủ thể, trên bề mặt cũng sẽ hiện lên rất rõ. Hãy loại bỏ chúng trước khi chụp. Bạn hãy làm vệ sinh các vật chụp trước tiên và bảo đảm bạn chụp chúng trong phòng sạch sẽ, ít bụi và không có quạt thổi trực tiếp vào vật chụp. 

[​IMG]

Ánh sáng sẽ là một vấn đề khi bạn chụp những vật phản chiếu ánh sáng như đồng xu, gương, đồ trang sức, v.v... Bạn hãy đặt chúng dưới nguồn ánh sáng khuếch tán và không chiếu thẳng đèn flash vào. Nếu mọi cố gắng loại sự phản xạ ánh sáng (hay bóng tối) thất bại thì bạn cần một hộp phân tán ánh sáng (light tent). Những tấm hình chóp hay hình nón sẽ bao phủ chủ thể và giúp làm mềm nguồn ánh sáng, giảm độ phản xạ. Nếu bạn muốn tự làm hộp phân tán ánh sang (light tent) thì tấm màn trắng hay cái bao gối là những vật dụng gia đinh mà bạn có thể lấy làm vật liệu. 


2. Chụp côn trùng

Côn trùng và bướm là những chủ thể phổ biến để chụp cận cảnh. Khi chụp chúng, chỉ có hai từ cần nằm lòng là: nghiên cứu và kiên nhẫn. Cho dù định chụp loại côn trùng
nào thì bạn cũng nên biết địa điểm và thời gian chúng hay xuất hiện hay hỏi một người chụp cùng sở thích khác về nơi chúng thích lui tới. Kiên nhẫn cũng là một yếu tố
quan trọng. Bạn có thể phải chờ hàng giờ trước khi chủ thể thích hợp xuất hiện. Lý tưởng nhất là bạn nên chuẩn bị kỹ các thiết bị rồi chờ chủ thể đến hơn là đuổi theo chúng một cách ngốc nghếch. Nếu phải tiến lại gần chủ thể thì hãy thực hiện thật cẩn thận. Đừng tạo nên những chuyển động hay tiếng ồn không cần thiết khiến chúng hoảng sợ và bỏ chạy. Bạn cũng hãy cẩn thận, đừng phủ bóng tối lên chúng.

3. Ánh sáng là chìa khóa

Ánh sáng luôn là một yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh và dĩ nhiên kể cả ảnh cận cảnh. Ngay cả khi chụp trong một ngày đầy nắng, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash để bù sáng cho những vùng tối và tăng độ sinh động cho màu sắc. Nếu máy của bạn có chức năng đó thì bạn nên dùng đèn flash ngoài chuyên dụng. Đèn flash trong máy
ảnh cũng tốt nhưng khi khoảng cách quá gần thì ống kính có thể cản ánh sáng gây đổ bóng lên chủ thể. 

4. Kỹ thuật lấy nét

Mặc dù máy ảnh có thể tự động lấy nét nhanh trong tình huống thông thường nhưng khi chụp cận cảnh máy sẽ lấy nét chậm hơn do khoảng cách quá ngắn. Nếu thấy máy
khó lấy nét tự động thì bạn hãy chuyển ngay sang chế độ lấy nét bằng tay. Thông thường, di chuyển máy về sau và đưa người ra trước sẽ dễ lấy nét hơn. 

Tác giả bài viết: 
ruanweixin - vnphoto.net


5. Kiểm soát DOF

Bạn còn nhớ chương viết về DO F không? Bạn càng gần chủ thể thì DOF càng mỏng. Vì vậy, để tăng tối đa DOF bạn sẽ chụp ở khẩu độ càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên, điều này
chắc chắn đoi hỏi bạn dung tốc độ màn trập chậm hơn gây rung máy nếu bạn cầm máy trên tay. Một độ rung dù rất nhẹ của máy cũng có thể khiến ảnh cận cảnh bị nhòe
mờ. Vì vậy, bạn hãy nhớ luôn mang theo giá đỡ máy ảnh. 

6. Xác định tỉ lệ phóng to

Khi tham khảo ống kính cận cảnh DSLR chuyên dụng, bạn có hiểu từ “tỉ lệ phóng to” nghĩa là gì không? Ví dụ, khi có người nói “1/10 kích thước thật” có nghĩa là ví dụ như chủ thể thật cao 10cm sẽ được chiếu thành 1cm trên phim hay bộ cảm biến. Trường hợp này có thể được viết thành: độ phóng to 0,1x hay thể hiện theo tỷ lệ là 1:10. Vì vậy, khi nói độ phóng to là 1x nghĩa là 1:1 cũng có nghĩa là chủ thể được ghi bằng với kích thước thật trên phim hay bộ cảm biến. Tương tự, độ phóng to 0,5x (một nửa kích thước thật) có tỉ lệ là 1:2 và độ phóng to 2x (gấp đôi kích thước thật) sẽ có tỉ lệ là 2:1. 
Ảnh dùng ống kính có độ phóng to ít nhất là 1x theo kỹ thuật gọi là ảnh cận cảnh.

Các loại ống kính được khuyên sử dụng


Với người mới sử dụng máy DSLR thì cách nhanh và dễ nhất để tăng độ phóng to là dùng kính lúp phóng đại - một kính gắn ngoài ống kính trông giống như kính lọc. Nhiều nhà sản xuất bán riêng loại kính này chứ không bắt buộc mua kèm theo máy ảnh. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu mua loại kính này thì bạn hãy bảo đảm kích cỡ vừa với ống kính đang sử dụng. Cái hay ở loại kính này là chúng khá rẻ, nhẹ nên dễ mang theo. 

Kính lúp có độ phóng đại linh hoạt thường từ +1 đến +10 đi ốt cho biết khả năng phóng đại của nó. Bạn có thể chồng 2 kính phóng đại lại với nhau để tăng sức mạnh phóng đại (chồng một kính +1 lên kính +3 sẽ cho bạn độ phóng đại +4). 

Nhưng bạn không nên ghép quá hai kính bởi sẽ có nguy cơ làm mờ nét ảnh. Kết hợp quá nhiều kính cũng làm giảm chất lượng của ảnh. Tiện dụng hơn, ống kính cận cảnh là một lựa chọn tốt nhất. Ống kính cận cảnh cũng có độ dài tiêu cự linh hoạt như 50/55/100mm và cho độ phóng to ít nhất là 0,5x (tỉ lệ 1:2) đến 1x (tỉ lệ 1:1). Ưu điểm của ống kính cận cảnh có tiêu cự dài hơn là nó cho phép người chụp đứng ở vị trí cách xa chủ thể hơn nên có thể giảm thiểu khả năng khiến chủ thể hoảng sợ bỏ chạy. Ngoài khả năng chụp cận cảnh, những ống kính này còn được dùng như các loại ống kính khác. Nhiều người chụp ảnh còn dùng kính chụp cận cảnh để chụp chân dung. 

Dành cho những ai đam mê chụp cận cảnh, vòng ánh sáng và bộ đôi đèn flash là các thiết bị ánh sáng tuyệt vời cho chủ thể được chụp cận cảnh. Vòng ánh sáng và bộ đôi đèn flash được lắp vào ống kính máy ảnh và có thể rọi sáng đều cho chủ thể nếu không bị người chụp, máy ảnh hay bất kỳ vật nào khác che khuất chủ thể gây đổ bóng.

Sự khác nhau giữa nghệ thuật nhiếp ảnh 'macro', 'micro' và 'close up'

Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng

Điểm khác biệt của nghệ thuật nhiếp ảnh 'macro', 'micro' và 'close up' là gì?




Những người người mới tìm hiểu về nhiếp ảnh sẽ khó có thể hiểu rõ ràng về các thuật ngữ 'macro', 'micro' và 'close up' trong nhiếp ảnh và không biết sự khác biệt giữa chúng ra sao. Với những người mới bắt đầu, macro và micro thường giống nhau, hãng Nikon đặt tên cho dòng ống kính macro với cái tên 'micro'. Canon thì ngược lại, gọi chúng là ống kính 'macro'.

Ví dụ, ống kính macro đỉnh của Nikon có tên là AF-S VR Micro-Nikkor 105mm f/2.8G IF-ED lens. Hãy chú ý thuật ngữ 'micro' trong cái tên này. Còn ống kỉnh macro đỉnh của Canon lại có tên Canon EF 100mm f/2.8 macro lens. Trong trường hợp này, không có thuật ngữ 'micro'  mà chỉ có 'macro'.

Trong nhiếp ảnh, macro và micro có nghĩa là gì?


Thuật ngữ 'macro' có nghĩa là 'lớn', trong khi đó 'micro' lại có nghĩa là 'nhỏ'. Vậy làm thế nào hai thuật ngữ này lại có liên quan đến nhau?

Nếu đối tượng bạn đang chụp nhỏ và bạn muốn nó trông có vẻ lớn trong bức ảnh của mình, bạn có được một góc nhìn 'macro' của một đối tượng 'micro'.

Thế nào là thuật nhiếp ảnh macro (micro)?

Thuật nhiếp ảnh macro là thuật nhiếp ảnh được chụp với một ống kính macro chuyên dụng. Một ống kính macro thật sự có khả năng đạt được ít nhất một tỉ lệ phóng đại 1:1. Một chiếc máy ảnh có thuật ngữ 'macro' được viết trên ống, không có nghĩa là đó là một ống kính macro thật sự. Cả hai dòng ống kinh Nikon và Canon được nhắc đến ở trên, đều là những ống kính macro thật sự.

Làm thế nào để nhận diện một ống kính macro thật sự?



Macro Photo Of Blue DragonflyDigital SLR Camera: Canon EOS 400D / Rebel XTi DSLR Lens:Canon EF 100mm f/2.8 MacroExposure Program: Shutter priorityExposure: 0.003 sec (1/400) Aperture:f/3.2 Focal Length: 100 mm ISO Speed: 200 

Như đã nói ở trên, một ống kính macro thật dành cho máy DSLR có độ phóng đại ít nhất là 1:1. Độ phóng đại này thường được viết trên ống kính hoặc trong tài liệu hướng dẫn kèm theo. Chú ý: Khẩu độ f không phải là thông số chúng ta đang nói ở đây. Ví dụ, một ống kính macro dùng để chụp ảnh chuồn chuồn phía trên có độ mở khẩu tối đa là f/2.8. Tuy nhiên, nó có độ phóng đại 1:1, điều này làm cho nó trở thành một ống kính macro thật sự. Trên phương diện kỹ thuật, tỉ lệ này được đo bằng kích thước đối tượng xuất hiện trên cảm biến của máy ảnh. Một ống kính với độ phóng đại 1:1 có nghĩa là đối tượng xuất hiện với kích thước như ngoài đời thật trên cảm biến. Một ống kính macro với độ phóng đại 2:1 cho phép đối tượng trên cảm biến lớn hơn 2 lần so với thực tế. Tương tự, một ống kính 1:2 sẽ cho hình ảnh trên sensor chỉ bằng một nửa kích thức thật. Vì thế ống kính 1:2 không phải là ống kính macro thật sự.

  • 1:1 hoặc 2:1: ống kính macro thật sự.
  • 1:2 thì không phải là ống kính macro thật.  

Thuật nhiếp ảnh 'close up' là gì?


Thuật nhiếp ảnh 'close up', có thể gọi là thuật nhiếp ảnh cận cảnh, là việc chụp một đối tượng như bông hoa, côn trùng trong khoảng cách gần, vì thế đối tượng ấy sẽ chiếm đầy khung hình của bạn. Nói cách khác, đó là hành động chụp cận cảnh với khoảng cách gần. Điều này có thể làm với bất cứ ống kính nào, thậm chí là một ống kính tele 300mm.

Thuật nhiếp ảnh 'macro' là một phần thiết yếu của thuật nhiếp ảnh 'close up'. Tuy nhiên, thuật nhiếp ảnh 'close up' không phải lúc nào cũng là thuật nhiếp ảnh 'macro'. Ví dụ, nếu bạn có một ống kính không phải ống kính macro thật sự, mà chỉ có thiết lập chế độ macro (như rất nhiều dòng máy compact ngày nay), thì tác phẩm của bạn thường sẽ là 'close up', chứ không phải là macro chính thống.

Làm thế nào để nhận ra điểm khác biệt giữa thuật nhiếp ảnh macro và close up?


Chụp được những chi tiết nhỏ nhất, đến từng chân tơ kẽ tóc, là một trong những điểm khác biệt chính của thuật nhiếp ảnh macro / micro so với close up.

Những ống kính macro có lí do để có giá đắt. Bởi vì, một ống kính macro thật sự cho phép người chụp có được những chi tiết cụ thể hơn những cái khác có thể làm được. Ví dụ, râu của một loài côn trùng, hay những mắt đơn cấu tao nên mắt kép của một số loài côn trùng.

Xem xét hai bức ảnh dưới đây. Tấm đầu tiên là một ví dụ điển hình cho thuật chụp cận cảnh, được chụp với một ống kính tele của Nikon. Trong khi đó, tấm thứ hai lại là một bức ảnh macro, cho chúng ta độ phóng đại lớn hơn và thấy được những chi tiết vô cùng nhỏ.



Tác giả bài viết: 
Nguồn tin: Difference between macro micro and close up photographyWhat is a macro lens and how do you recognise one?

Phần1: CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ ẢNH MACRO & CLOSE UP:


Ngay từ thuở nhỏ, chúng ta chắc ai cũng thích tìm tòi, săm soi các vật thể nhỏ, côn trùng, hoa lá…qua cái kính lúp nho nhỏ và ngạc nhiên thích thú khi phát hiện ra trong cái thế giới tí hon đó là cả một thế giới màu sắc lạ lùng, hình ảnh kỳ dị…Những hạt phấn hoa li ti những cái râu kiến …nhìn cũng rất là khác lạ qua cái kính lúp đó.
Thế giới trong ảnh Macro cũng vậy. Đầy màu sắc và đầy bất ngờ. Có những thứ rất bình thường nhưng khi được chụp phóng đại lên, nhìn thật bất ngờ và thú vị mà với mắt thường, chúng ta không thể thấy được.
Chụp cận ảnh hay chụp phóng đại là thể loại chụp ảnh mà chủ thể được đưa đến rất gần máy ảnh. Hình ảnh của chúng được phóng to lên một hay nhiều lần. Nếu phóng rất to thì chúng ta lại bước qua một thể loại khác : vi ảnh – là ảnh chụp qua kính hiển vi của các nhà khoa học thực hiện. Ở đây chúng ta chỉ bàn về thể loại Macro (và close up) thôi nhé!
Những chủ đề mà chúng ta áp dụng trong ảnh Macro hay nói khác đi là với thể loại ảnh Macro thì chúng ta chụp cái gì? Có một số chủ đề mà chúng tôi thường chụp như sau:
1. Thiên nhiên: hoa, lá, côn trùng, sâu bọ …
2. Chất liệu : Vải vóc, len …
3. Đá quí, nữ trang …
4. Bộ phận cơ khí, điện tử nhỏ.
5. Các bộ phận của động vật hay người.
6. Và còn nhiều thứ khác quanh ta nữa …
Những điều cơ bản khi bắt đầu:
1. Ánh sáng: nên chọn nơi có ánh sáng mạnh (với chủ đề thiên nhiên) vì khi chụp chúng ta thường đóng khẩu (sẽ nói rõ ở các bài sau) nên cần ánh sáng tốt. Các loại ánh sáng nhân tạo được dùng đến khi ánh sáng tự nhiên quá yếu.
2. Hướng của nguồn sáng, vị trí máy chụp.
3. Điểm tựa, tư thế.
4. Chọn khẩu độ và tốc độ thích hợp.
5. Cân chỉnh các thông số của máy.

Phần 2: CÁC CÁCH THỨC PHÓNG ĐẠI CHỦ THỂ – MACRO METHODS:

Mình tiếp tục ở phần các cách thức để phóng đại chủ thể nói nôm na là cách sử dụng ống kính và thiết bị khác kèm theo để chụp macro. Có nhiều cách nhưng cơ bản gồm:
1. Sử dụng ống kính chuyên dùng.
2. Đảo đầu ống kính.
3. Chụp ngược ống kính.
4. Dùng ống nối – Extension Tube và Extension Bellows.
5. Dùng teleconverter.
6. Close up Filter hay kính lúp.
Chúng ta đi từng bước nhé:
1. Sử dụng ống kính chuyên dùng: Các thương hiệu chính hay hàng FOR đều có các ống kính chuyên dùng để chụp macro:
Canon: 100mm f/2.8, 65mm f/2.8, 60mm f/2.8, 180mm f/3.5…
Các loại ống kính trên được thiết kế chuyên cho thể loại cận ảnh. Với loại này, khoảng cách cực gần từ chủ thể tới máy (tới mặt film hay sensor) rất gần. Điều này cho phép tối đa kích cỡ của chủ thể trên mặt film (hay sensor). Các loại OK trên cho tỉ lệ ảnh macro là 1:1. Một số hình ảnh từ các OK trên.
Do được thiết kế chuyên cho ảnh Macro, chất lượng ảnh rất trong và sắc nét. Nhưng thường thì các loại này chỉ dùng cho ảnh macro, nếu dùng cho mục đích khác không được hoàn hảo lắm. Thí dụ như nhiều người cho rằng OK Canon 100mm có thể chụp chân dung nhưng thực tế cho thấy độ bén không cần thiết cho thể loại này sẽ gây khó chịu khi gặp người mẫu có da mặt hơi … nhám, sẽ rất tốn công khi xử lý hậu kỳ.
Cũng có những OK khác cho phép vào gần chủ thể nhưng tỉ lệ là 1:2 hay hơn. Các loại OK này thì là tích hợp, không phải chuyên dùng nên chất lượng ảnh dĩ nhiên không bằng loại chuyên dùng.
2. Đảo đầu ống kính (stacking lenses): đây là phương án được sử dụng từ rất lâu. Các tay máy dùng một ống tele rồi sau đó dùng ống normal (50mm) có khẩu nhỏ (1.4 hay 1.8…) đảo ngược đầu ráp vào ống tele đó. Để nối hai OK lại với nhau, người ta dùng một khớp nối (adapter ring) để nối chúng lại. Ring đảo đầu có hai vòng răng tương ứng với kích cỡ của hai đầu hai ống kính đó. Phương pháp này tương đối rẻ tiền nhưng khá hiệu quả. Chất lượng ảnh tương đối tốt. Hạn chế của phương pháp này là khó canh nét, DOF rất mỏng. Về nguyên tắc thì ống kính đảo ngược có tác dụng như một thấu kính hội tụ, phóng lớn ảnh trước khi vào OK chính.
Để canh nét chúng ta xoay vòng lấy nét của ống thuận. Cách thứ hai là tịnh tiến máy vào chủ thể. Có lẽ cách thứ hai là dễ hơn vì việc lấy nét của cách đảo OK này rất khó, chủ thể thường sẽ nằm rất gần máy.
Chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp đảo đầu OK với máy P&S. Chế một ống tube gắn vào body máy P&S. Độ dài tube thích hợp sao cho khi zoom OK chính vẫn an toàn. Đầu tube kia gắn với ring đảo đầu mà tôi đã nhắc ở trên.
Độ phóng đại của cách này tương đối khá lớn. Chúng còn tuỳ thuộc vào tiêu cự của hai OK sử dụng. Chúng tôi nhận thấy độ phóng đại tỉ lệ thuận với tiêu cự OK thuận và tỉ lệ nghịch với tiêu cự OK ngược. Thông thường thì người ta dùng OK 50mm cho ống ngược nhưng có lần tôi dùng ống 28mm làm ống ngược thì độ phóng đại tăng lên nhiều nhưng ảnh sẽ bị đen rìa ngoài tạo thành ảnh hình tròn. Phải crop vuông ảnh lại ở hậu kỳ.
3. Chụp ngược ống kính: Cách này là dùng một vòng chuyển đổi (reverse ring) có một đầu gắn vào thân máy ảnh, đầu kia gắn vào phía trước của ống kính. Nguyên tắc cũng gần như cách thứ 2 đó là phóng to ảnh rồi đưa vào mặt film (hay sensor). Chất lượng ảnh nói chung không tốt. Hay bị mờ và tối ở 4 góc. OK phải có vòng đóng khẩu độ bên ngoài mới đóng được khẩu độ khi chụp.
Việc lấy nét cũng rất khó, chúng ta chỉ nên tịnh tiến máy vào chủ thể cho đến khi thấy ảnh rõ nhất. Ảnh thường sẽ rõ nhất ở tâm ảnh sau đó thì mờ ra phía bốn góc. Ảnh chụp xong phải crop lại cho cân đối.
Chụp đảo đầu OK hay chụp ngược ống kính thường chỉ giúp phóng đại ảnh. Việc bố cục sẽ diễn ra ở hậu kỳ là chủ yếu. Hai phương pháp 2 và 3 tuy không phải mất tiền nhiều để đâu tư nhưng rất tốn công khi chụp. Đòi hỏi người chụp phải hết sức kiên nhẫn. Chúng sẽ không thích hợp với những bạn mới tập chụp macro, dễ làm nản chí “Anh Hùng”.
Qua những tấm ảnh của các chuyên gia mà tôi đã từng được xem, tôi nhận thấy ảnh macro đẹp dựa trên những tiêu chí như sau: Ánh sáng, bố cục, màu sắc và quan trọng nhất theo tôi đó là việc khống chế DOF một cách hiệu quả. Hai cách chụp 2 và 3 nêu trên rất khó cho chúng ta kiểm soát DOF. Phải thật kinh nghiệm mới có thể có DOF khi dùng OK đảo ngược hay chụp ngược.
4. Dùng ống nối – TUBE: Ống tube chỉ là một ống nối rỗng. Một đầu gắn vào thân máy, đầu kia gắn vào đuôi ống kính. Nôm na ống Tube sẽ nằm giữa thân máy và OK. Nguyên tắc của ống nối là đưa hệ thống thấu kính của Ok ra xa bề mặt film, khiến ảnh của chủ thể to hơn. Phương pháp này cho phép đưa máy vào gần chủ thể (gần hơn khoảng cách cực cận của OK) điều này giúp ảnh được phóng đại trên bề mặt film nhưng cũng khiến cho khoảng rõ cực xa (vô cực) bị kéo lại gần tức là chúng ta không thể lấy nét khi máy nằm xa chủ thể.
Chất lượng ảnh xem như là đạt cao nhất so với các cách phóng đại khác vì ánh sáng từ chủ thể vào trực tiếp lên bề mặt film mà không qua một thấu kính nào khác. Ảnh sẽ chất lượng như dùng OK đó, chỉ có khác là DOF sẽ mỏng hơn.
Trong các cách phóng đại có trang thiết bị gắn thêm vào OK thì đều bị mất khẩu khi đo sáng. VớI ống tube, khẩu bị mất sẽ tỉ lệ thuận với chiều dài của ống tube. Thí dụ ống Tube 25mm sẽ bị mất 2 khẩu khi đo sáng. Người ta đã tính rằng nếu chiều dài của ống tube bằng với tiêu cự OK (focal length) thì ảnh sẽ có tỉ lệ thực tức là 1:1 hoàn toàn mang tính chất ảnh macro.
Nếu có thể chọn, chúng tôi khuyên các bạn chọn một OK có tiêu cự khá dài, cộng với tube dài chúng ta sẽ có thể có những sản phẩm đẹp hơn. Với OK dài (tele) chủ thể sẽ hút về ảnh, phông sẽ mờ đẹp và chúng ta có đủ khoảng cách cực cận (khi mà gắn tube ) dễ thao tác khi chụp hơn. Thí dụ như khi tôi gắn Tube 25mm vào ống 18-55mm, chỉ có thể lấy nét dễ dàng khi để ở tiêu cự từ 30mm đến 55mm; ở 18mm chủ thể gần như chạm vào mặt trước của thấu kính.
Với loại Tube cùng nhãn hiệu với thân máy sử dụng (hay là loại FOR cho đúng thân máy) thì máy có khả năng đo sáng và tự động lấy nét khi chụp (lưu ý là máy chỉ có khả năng lấy nét tự động khi khẩu dưới 5.6 – có nghĩa là với loại OK có độ mở 2.8, khi gắn các loại Tube dưới 25mm chỉ mất dưới 2 khẩu, máy có khả năng lấy nét tự động; trên nữa thì máy không AF được). Các loại Tube này có mạch nối tiếp liên lạc giữa thân máy và OK. Tuy nhiên với máy Canon, khi gắn tube khác nhãn/ không có mạch tiếp giữa thân máy và OK máy vẫn có khả năng đo sáng.
Sử dụng ống tube.Như các bạn đã biết. Khi gắn ống tube là chúng ta đưa hệ thống thấu kính ra xa mặt film khiến ảnh được phóng to ra hơn. Điều này cũng kéo theo việc đưa lỗ hở của khẩu độ ra xa mặt film – việc này làm ảnh sẽ bị mờ đi.
Không phải ống kính nào cũng có thể sử dụng chung với tube. Có nhiều ống khi gắn tube sẽ cho ảnh bị cong, méo ở bốn góc, mất nét rìa…Thường thì chỉ nên sử dụng cho tiêu cự 50mm trở lên.
Một cách đẩy hệ thống thấu kính ra xa mặt film là dùng Extension Bellow:
5. Dùng Tele Converter: Một cách khác để phóng ảnh là sử dụng Tele Converter. TC là một hệ thống thấu kính cho phép tặng tiêu cự của ống kính lên. Độ phóng đại tính trên số lần phóng đại của TC: 1.4x; 1.7x; 2x; 3x … Có nghĩa là nếu dùng ống 105mm với TC 2x, ta có một hệ thống OK 210mm.
Giống như Tube, một đầu TC cũng gắn vào thân máy, đầu kia gắn vào OK. Dùng TC cũng bị mất khẩu như TUBE. Ở TC 1.4x và 1.7x (1.7 chỉ có ở Nikon) chúng ta bị mất 1 khẩu và ở TC 2x chúng ta mất 2 khẩu.
Ảnh chụp với OK và TC sẽ bị mất chi tiết và mờ hơn là dùng OK và Tube vì ánh sáng phải đi qua hệ thống thấu kính của T
C. Chất lượng ảnh cũng còn tuỳ thuộc vào chất lượng và sự tương thích của TC. Dĩ nhiên là đồng bộ OK và TC là tối ưu.
Với loại máy P&S cũng có TC. Nhưng để gắn TC, phải dùng thêm một adapter nối nữa. TC này nằm ngoài OK và cũng có tác dụng phóng ảnh.
Tác giả bài viết: 













HDR là gì? Làm sao để chụp ảnh đẹp với chế độ HDR trên smartphone?

http://vnreview.vn/tu-van-anh-so/-/view_content/content/491268/hdr-la-gi-lam-sao-de-chup-anh-dep-voi-che-do-hdr-tren-smartphone

Trên các smartphone cao cấp, HDR đều nhằm một mục đích cân bằng ánh sáng tại các vùng có độ sáng tối khác nhau, để chắc chắn rằng không một vùng nào trong tấm hình bị thiếu sáng hay thừa sáng. HDR đặc biệt hữu dụng khi quay/chụp ở các điều kiện ngược sáng. Khả năng chụp hình HDR vốn đã trở nên bình thường trên những chiếc máy ảnh DSLR trung cấp/cao cấp, thậm chí là cả smartphone ngày nay nhưng để nói về HDR thì khái niệm đó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa được nhiều người biết đến.
600x400
Nếu sử dụng hợp lý, chế độ HDR có thể tạo ra các bức ảnh thực sự tuyệt vời. Trên hầu hết các trang web, những hình ảnh HDR tuyệt đẹp được chụp bằng cách sử dụng một máy ảnh DSLR thông qua một công cụ chỉnh sửa ảnh HDR. Tính năng HDR trên các thiết bị Android cũng có thể cung cấp chất lượng hình ảnh tương tự. Vậy thì HDR là gì? Hoạt động như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng hiệu quả HDR?
HDR là gì?
600x400
HDR là viết tắt của High Dynamic Range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng). Với những ai dùng máy ảnh DSLR và thích chơi ảnh thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm này. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic Range của máy ảnh số, màn hình, của máy in… là khác nhau.
HDR trên máy ảnh chuyên nghiệp là một khái niệm cao hơn, kết quả là cho ra những tấm hình nghệ thuật và rất khác thường. Thông thường, để có được một tấm hình HDR, người chụp cần tới nhiều hơn 2, 3 tấm hình với các giá trị phơi sáng (EV) khác nhau. Đó có thể là 3 tấm, 5 tấm thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng và quá thiếu sáng) và ghép lại để được một hình HDR.
600x400
Còn trên smartphone, về cơ bản HDR vẫn là chụp các hình ảnh ở những độ sáng khác nhau và gộp lại nhưng với mục đích chỉ là cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng và tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động, điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng để cho ra một hình HDR.
Để hiểu rõ hơn HDR hoạt động như thế nào, chúng ta hãy nhìn hai hình ảnh mẫu sau được thực hiện bởiAndroidauthority trên Galaxy Camera.
600x337
Khi chụp bình thường không sử dụng HDR
600x337
Khi chụp với chế độ HDR
Cái cây trong hình ảnh đầu tiên bị tối hẳn đi vì nền sáng (bầu trời). Tính năng HDR đã giúp sửa chữa sự mất cân bằng này bằng cách cân bằng phơi sáng vùng sáng của bầu trời và vùng tối của cái cây, do đó tăng cường chi tiết ở cả hai khu vực. Hình ảnh sau đó trở nên rõ ràng, chi tiết và hài hòa hơn.
Điện thoại của bạn có HDR?
Không phải bất kỳ thiết bị Android nào cũng đều hỗ trợ chế độ HDR. Do đó, cách tốt nhất để kiểm tra xem điện thoại có tính năng HDR hay không là tìm kiếm tùy chọn HDR trong ứng dụng máy ảnh của điện thoại.
600x400
Tùy chọn HDR trên một số thiết bị cao cấp Samsung có thể được tìm thấy trong mục chế độ chụp (Shooting Mode) ở menu Settings trong ứng dụng máy ảnh.
600x400
Một số ứng dụng máy ảnh tùy chỉnh (ví dụ trên HTC One X và Desire X) đặt tùy chọn HDR trong mục Camera Scenes.
600x400
Nếu bạn không thể tìm thấy HDR trong Shooting Mode hoặc Camera Scenes, hãy thử tìm kiếm tính năng này trong trình đơn Cài đặt của máy ảnh, bởi một số thiết bị của Sony như Xperia T và Xperia V để thiết lập tính năng HDR trong trình đơn Cài đặt của máy ảnh.
600x400
Nếu đang sử dụng Nexus 4, chạy Android 4.2 Jelly Bean, bạn có thể dễ dàng bật chế độ HDR lên bởi biểu tượng HDR nằm ngay trên kính ngắm và các nút bấm ảo. Tuy nhiên, một điều thú vị là ứng dụng chụp ảnh của Android 4.2 Camera trên các máy Nexus khác như Galaxy Nexus và Nexus 10 thì lại không có chế độ HDR.
600x400
Chúng ta cũng phải lưu ý trên một số thiết bị Android khác, HDR có thể được tìm thấy dưới các nhãn tên khác như Backlight HDR hoặc Backlight Correction HDR. Trên Galaxy Camera, thậm chí HDR còn có cái nhãn tên rất trừu tượng là Rich Tone, có thể được tìm thấy trong trình đơn Smart Modes (chế độ thông minh).
Cách sử dụng HDR trên các thiết bị Android
600x400
Việc sử dụng HDR trên đa số các thiết bị Android là khá dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần làm là kích hoạt chế độ HDR và chụp như bình thường: tập trung vào đối tượng và bấm nút màn trập để chụp.
Ngoài ra, để thu được hình ảnh tốt nhất thì chúng ta cần đảm bảo thiết bị Android phải ở vị trí càng tĩnh càng tốt, ví dụ bạn có thể sử dụng một chân máy (tripod) nếu có sẵn hoặc ít nhất là giữ máy ảnh thật chắc với hai bàn tay ổn định, tính năng HDR trên một số máy chỉ có hiệu quả khi máy không bị dịch chuyển trong khi chụp. Hơn nữa, tốc độ từ khi bấm máy đến khi màn trập đóng để chụp cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng ánh sáng khi sử dụng chế độ HDR. Vì vậy để có những bức ảnh đẹp, chúng ta cần phải kiên nhẫn một chút.
Nếu bạn sử dụng một thiết bị Android có HDR của Samsung, bạn sẽ nhận thấy rằng máy ảnh sẽ tạo ra hai tập tin ảnh mỗi khi chụp. Bao gồm một hình ảnh sử dụng HDR và ​​một hình ảnh còn lại thì hoàn toàn bình thường (xấu hơn). Chúng ta có thể kiểm tra tên tập tin để phân biệt hai hình ảnh, hình ảnh chụp với chế độ HDR sẽ có ba chữ cái "HDR" trong tên tập tin.
Sử dụng HDR phải đúng thời điểm
HDR là một tính năng tiện dụng trên các máy ảnh của điện thoại thông minh Android. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lạm dụng tính năng này mà phải chọn thời điểm thích hợp để sử dụng HDR.
Dưới đây là một số tình huống cần đến tính năng HDR và có thể sử dụng một cách thuận lợi:
Chụp phong cảnh: Kích hoạt chế độ HDR để chụp lại các quang cảnh rộng lớn (trong một chuyến du lịch chẳng hạn) thường là mang lại hiệu ứng rất tốt, đặc biệt là khi bầu trời quá sáng và đối tượng có tiền cảnh bị tối. Trong hoàn cảnh như vậy, HDR sẽ giúp đỡ trong việc nắm bắt các chi tiết phong phú từ cả tiền cảnh và hậu cảnh.
600x337
600x337
Chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng mặt trời hoặc với nền sáng: Chụp chân dung với một nền sáng khiến cho hình ảnh làm nền thì quá chói trong khi chủ thể thì bị tối và mờ. Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng HDR giúp làm dịu và cân bằng hậu cảnh cũng như tiền cảnh, giúp hình ảnh trở nên hài hòa hơn.
600x338
600x338
Chụp cảnh các cảnh mờ ảo: Bạn cũng có thể sử dụng HDR khi bạn muốn chụp lại các cảnh mờ ảo như hình ảnh của một ngọn nến hoặc đèn chiếu sáng trên đường phố.
600x337
600x337
Khắc phục các cảnh ánh sáng thấp: HDR có thể giúp làm tăng độ sáng của hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng thấp.
600x450
600x450
Các trường hợp nên tránh sử dụng HDR
Bật chế độ HDR có thể giúp thuận lợi trong một số tình huống nhất định, nhưng có nhiều trường hợp sử dụng HDR sẽ phản tác dụng và làm hình ảnh bị xấu đi một cách không đáng.
Dưới đây là một số những trường hợp người dùng nên tránh sử dụng chế độ HDR:
Chụp ảnh đối tượng di chuyển: chế độ HDR phải chụp ba hoặc nhiều hình ảnh liên tiếp và kết hợp chúng thành một hình ảnh tổng hợp. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng đối tượng không di chuyển, hoặc giảm thiểu chuyển động trong khi chụp ảnh như vậy thì bức ảnh mới đẹp như ý. Còn nếu muốn chụp đối tượng đang chuyển động thì chúng ta nên tắt chế độ HDR là tốt nhất.
Ghi lại màu sắc thực tế của hình ảnh: chúng ta sử dụng HDR khi nỗ lực để tăng cường các chi tiết của ảnh, tuy nhiên có thể làm thay đổi màu sắc ban đầu của bức ảnh trong quá trình này. Vì thế, nên tắt HDR nếu bạn muốn chụp lại màu sắc thực tế của bầu trời màu xanh hoặc một bông hồng đỏ tuyệt đẹp.
Khi đèn flash là cần thiết: Một số thiết bị Android vô hiệu hóa đèn flash khi được kích hoạt HDR. Một số thiết bị Android, tuy nhiên lại cho phép sử dụng đồng thời cả đèn flash và HDR. Điều này là không nên vì có thể làm ảnh bị thừa sáng cho nên chúng ta nên tắt HDR hoặc đèn flash.
Sử dụng ứng dụng máy ảnh có HDR
Nếu thiết bị Android của bạn không có HDR, không cần phải lo lắng. Bạn vẫn có thể thưởng thức các bức ảnh chụp với HDR cùng sự giúp đỡ của các ứng dụng Android. Có một số ứng dụng chụp ảnh có tích hợp tính năng HDR và sẵn có trên Cửa hàng Google Play.
600x400
Một trong những ứng dụng được đánh giá rất cao đó là HDR Camera +, một ứng dụng trả tiền cho phép bạn chụp ảnh HDR và chỉnh sửa hình ảnh ngay lập tức sau khi chụp.
Hoặc, nếu bạn chỉ muốn sử dụng tính năng HDR mà không cần chỉnh sửa các bức ảnh thì chúng ta có thể sử dụng phiên bản miễn phí của ứng dụng này, HDR Camera.
Hướng dẫn nhanh cách chụp hình ảnh HDR bằng cách sử dụng HDR Camera +:
- Cài đặt HDR Camera + từ Cửa hàng Google Play và khởi động nó sau khi cài đặt.
- Bấm vào Cài đặt (settings) "biểu tượng bánh xe răng cưa" , bấm Nâng cao (Advanced) và đánh dấu tùy chọn Chỉnh sửa sau khi chụp (Edit After Taking).
- Giao diện ứng dụng HDR camera + giống như giao diện máy ảnh của Android. Nó có một kính ngắm chiếm hầu hết màn hình của thiết bị. Dưới kính ngắm là một thanh công cụ bao gồm trình Cài đặt, nút chụp và hình ảnh thu nhỏ xem trước của các bức ảnh chụp mới nhất. Dưới cùng là thanh trượt zoom.
- Lấy nét vào đối tượng rồi sau đó bấm nút chụp hình nhưng phải chắc chắn là điện thoại phải được giữ chặt khi chụp.
- Sau khi chụp ảnh, cửa sổ biên tập ảnh sẽ xuất hiện. Nếu bạn muốn, chọn một trong các bộ lọc cài sẵn hoặc tự điều chỉnh phơi sáng của ảnh, chỉnh màu, độ tương phản,...
- Chạm vào biểu tượng đĩa mềm để lưu lại sau khi đã chỉnh sửa.
- Bấm vào hình thu nhỏ để xem hình ảnh đã chụp. Từ trình xem hình ảnh, bạn cũng có thể chia sẻ ảnh HDR qua Facebook, Twitter hay các dịch vụ chia sẻ khác.
Kết luận
HDR là một trong nhiều tính năng thú vị và cực kỳ hữu ích của máy ảnh trên điện thoại Android. Những bức ảnh được chụp với chế độ HDR bật sẽ giúp cân bằng sáng tối tại các vùng khác nhau. Khi bạn chụp ảnh ngược sáng (hướng máy lên trời chẳng hạn), khoảng sáng của bầu trời sẽ lấn át các vật thể khác trong hình và khiến chúng tối om nhưng nhờ HDR mà khoảng sáng/tối đó sẽ được cân bằng, bạn vẫn có thể nhìn thấy bầu trời và các vật thể bị ngược sáng một cách hoàn hảo.
Tiến Tùng


CÁC VẤN ĐỀ VỀ LENS RỜI DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
CÁC VẤN ĐỀ VỀ LENS RỜI DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI

Khi chuyển từ máy compact lên DSLR thì bạn đã bước lên một bậc cao hơn về chất lượng ảnh, nhưng đồng thời mức độ phức tạp trong việc chụp hình cũng tăng lên, đặc biệt là vấn đề lens.

1. ẢNH BỊ MỜ:


Nếu bạn gắn vào một len có tiêu cự dài, hoặc một lens tele và chụp một bức ản thì bạn sẽ nhận ra là việc giữ cho chủ thể ở 1 vị trí trong khung hình khó hơn khi bạn chụp với 1 lens bình thường. Sở dĩ có việc này là do các càng dài thì góc chụp càng hẹp (có nghĩa là vùng xung quanh chủ thể sẽ ít) và các di chuyển dù nhỏ cũng được phóng đại lên và làm cho tấm ảnh bị mờ. Nếu máy hoặc lens của bạn có chức năng chống rung thì hãy sử dụng để hạn chế ảnh bị mờ, nhưng nói chung thì lens có tiêu cự càng dài thì tốc độ tối thiểu để ảnh không bị mờ càng tăng. Bởi vậy hãy chọn và sử dụng khẩu độ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Nếu máy của bạn là loại APS-C (crop) thì bạn sẽ phải nhân hệ số với khẩu độ gốc (của lens) để có được khẩu độ thật sự khi lắp vào máy (1.5x với Nikon và 1.6x với Canon). Những máy 4/3 của Olympus và Panasonic có hệ số nhân khẩu độ là 2x. Sau khi biết được khẩu độ thật khi lắp vào máy thì tốc độ tối ưu cho lens được tính bằng 1 giây chia cho khẩu độ. Ví dụ khi lắp lens có khẩu độ 50mm vào máy Nikon D5200 thì tốc độ tối ưu cho lens là 1/75s.

2. Độ sâu trường ảnh (DOF) quá dày.


Đối với một số thể loại ảnh, ví dụ như phong cảnh, tấm ảnh sẽ trông đẹp hơn khi toàn bộ khung cảnh đều sắc nét. Điều này có thể đặt được bằng việc lấy nét cẩn thận và dùng độ mở khẩu nhỏ, ví dụ như f/22 để có độ sâu trường ảnh lớn (là vùng mà ảnh vẫn nét bên ngoài vị trí đã lấy nét)
Tuy nhiên, đôi khi bạn lại muốn cô lập chủ thể với các vật xung quang bằng cách làm phông nền mờ đi, việc này cần phải có độ mở khẩu lớn ví dụ như f/5.6 hoặc thâm chí là f/2.8.
Hiệu ứng này thường được sử dụng trong ảnh chân dung để cô lập chủ thể khỏi những phông nền rối mắt và làm tăng sự tập trung.
Nếu bạn thấy mức độ mờ của phông nền chưa đúng với ý bạn thì có 2 lựa chọn, 1 là tăng khẩu độ, 2 là tăng tiêu cự vì khi tiêu cự tăng thì độ sâu trường ảnh sẽ tăng theo.

3. ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH QUÁ NÔNG.


Nếu bạn chụp với khẩu độ lớn để có thể chụp với tốc độ có thể bắt được chuyển động thì bạn sẽ thấy rằng độ sâu trường ảnh sẽ nông, đặc biệt là khi bạn dùng những lens có tiêu cự dài hoặc khi chủ thể quá gần.
Một số trường hợp thì độ sâu trường ảnh hẹp rất có hiệu quả, nhưng vẫn có một số trường hợp bạn cần độ sâu nhiều hơn.
Có nhiều cách để xử lí vấn đề này, ví dụ như tăng độ nhạy sáng (ISO) để có thể khép khẩu lại đồng thời vẫn giữ được tốc độ.
Nhưng nếu bạn muốn giữ độ nhiễu ảnh ở mức tối thiểu thì bạn nên chuyển qua một lens có tiêu cự nhỏ hơn, vì những lens có tiêu cự ngắn hoặc những lens góc rộng sẽ cho độ sâu trường ảnh sâu hơn so với lens tiêu cự dài ở cùng độ mở khẩu.

4. CHÂN DUNG BỊ MÉO.


Những ống góc rộng thật sự hữu dụng khi bạn muốn chụp một khung cảnh rộng lớn nào đó, hoặc khi bạn chụp ở những ngôi nhà chật hẹp, nhưng đối với ảnh chân dung thì ống góc rộng không phải là sự lựa chọn tốt.
Vấn để ở đây là những vật thể ở gần lens sẽ trông to hơn rất nhiều so với những vật thể chỉ xa hơn dù chỉ 1 tí và với ảnh chân dung thì thường kết quả sẽ là một "quả" mũi to đùng phía sau là một cặp mắt tí nị trên một khuôn mặt hết sức "mi nhon" quá cỡ. Nghe có vẻ không được hấp dẫn cho lắm. Trừ phi là bạn thích thế.
Để có kết quả tốt nhất hãy dùng lens có tiêu cự thật (khi đã gắn vào máy) tầm khoảng 70-100mm, lens 85mm thường là sự lựa chọn phổ biến của những người xài máy full-frame. Trong khi đó những người xài APS-C với ống kit 18-55mm thì khoảng tiêu cự cuối của lens là thích hợp nhất với Nikon thì khoảng tiêu cự cuối sẽ là 82.5 và Canon thì là 88mm. Một lens tiêu cự dài cũng cho phép bạn có 1 khoảng cách khá xa với mẫu và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.

5. HIỆU ỨNG KEYSTONE.


Hiệu ứng keystone (một cách nói khác là converging vertical) là hiệu ứng cửa luật phối cảnh khi mà phần dưới của một toà nhà trông lớn hơn so với phần đỉnh. Hiệu ứng này sẽ tạo ra những tấm ảnh có cảm giác mạnh, đặc biệt khi bạn lại gần một toà nhà và chụp lên với một ống góc rộng để miêu tả sự to lớn của toà nhà.
Tuy nhiên, khi bạn lùi lại để lấy cả những vật xung quanh thì hiệu ứng vẫn có và làm cho tấm ảnh trông như bị gập lại.
Một cách để tránh hiện tượng này là giữ cho sensor của lens song song với mặt đứng của toà nhà bởi nguyên nhân của hiệu ứng keystone là do góc nghiêng của camera. Nếu có thể hãy lùi lại đủ xa để có thể lấy toàn bộ toà nhà mà không phải nghiêng máy, sau đó bạn có thể chọn lens với khẩu độ phù hợp với bố cục mà bạn muốn chụp hoặc có thể chụp với ống góc rộng và sau đó crop lại tấm ảnh. Ngược lại, nếu không dủ chỗ để lùi lại thì bạn có thể dùng những phần mềm như Adobe Photoshop, để kéo giãn tấm ảnh lại về với hình dạng chuẩn.
Bí quyết khi chụp ảnh những toà nhà là 1 là có hiệu ứng keystone cực mạnh 2 là tránh hoàn toàn, keystone nửa mùa trông không được hấp dẫn trong thể lại này.

6. KHÔNG LẤY NÉT GẦN ĐƯỢC.

Một điều mà bạn có thể nhận thấy khi chuyển từ máy compact sang DSLR là bạn không thể lấy nét ở khoảng cách gần như bạn vẫn thường hay lấy nét khi chụp macro.
Cách tốt nhất để có thể chụp một vật thể mà khi lên hình có kích cỡ như đời thật đó là dùng ống macro (đã có một bài phân tích về ống macro). Cách này thì hơi tốn kém, có một loại lens close-up trông giống như filter gắn vào đầu lens có thể cho ta kết quả tương tự với ống macro nhưng lại kinh kế hơn.
Một giải phát kinh tế hơn đó là sử dựng ống mở rộng (extension tube), ống này gắn giữa lens và camera và biến một ống bịnh thường thành một ống macro.

7. KHẨU ĐỘ THAY ĐỔI KHI ZOOM.



Trừ khi bạn có một ống zoom đắt tiền cực xịn với một khẩu độ, không thì bạn phải để ý khẩu độ thay đổi khi zoom đến tiêu cự cuối của lens.
Một lens tầm trung bình, ví dụ, sẽ có khẩu độ tối đa là f/3.5 ở khoảng góc rộng của khoảng zoom và f/5.6 ở khoảng tele.
Điều này có nghĩa là độ mở tối đa sẽ thay đổi khi ta zoom từ tiêu cự ngắn nhất (góc rộng) cho đến tiêu cự dài nhất (tele)
Nếu bạn chụp ở chế độ Av (ưu tiên khẩu) hoặc một chế độ tự động nào đó, tốc độ sẽ tự thay đổi và độ sáng của tấm ảnh sẽ không bị ảnh hưởng nhưng hãy cẩn thận tốc độ tối thiểu để không bị rung ảnh.
Nếu bạn chụp ở chế độ Maunual thì tấm ảnh sẽ tối hơn khi bạn zoom gần lại nếu bạn không chỉnh lại tốc độ tương ứng.

8. FLARE



Flare có thể làm giảm độ tương phản của tấm ảnh và tạo nên một vùng sáng trong tấm ảnh. Flare được tạo ra khi ánh sáng vào lens từ nhiều góc khác nhau và phản chiếu bên trong cấu tạo quang học của lens.
HIện tượng này xảy ra khi có một nguồn sáng nằm ngay rìa của tấm ảnh (mặt trời, đèn đường …) hoặc có ánh sáng đi qua các lớp yếu tố trước lens (filter …). Do có góc chụp rộng nên flare là một vấn đề thường gặp với các ống góc rộng.
Một điều may mắn là có một giải pháp cực đơn giản cho vấn đề này: hood. Nhiều lens khi mua sẽ kèm theo hood, nếu không có bạn có thể mua giá cả cũng không quá cao hoặc có thể tự làm.
Hoặc bạn có thể dùng tay để che ánh sáng y như cách bạn che mắt khi ánh sáng quá chói.

9. MÁY MẤT CÂN BẰNG VỚI NHỮNG LENS TELE.



Những ống tele dài thường khá nặng và nếu bạn gắn máy vào tripod thì bạn phải giữ máy lại vì lens sẽ chúi xuống.
Cách gỉải quyết là chuyển điểm mà bạn gắn máy vào tripod về phía trước để trọng lượng giữa máy và lens cân bằng. Thường khi mua những lens này ta sẽ được kèm theo một cái vòng để gắn vào tripod, nhưng nếu lens của bạn không có thì bạn có thể mua rời.
Một lợi thế nữa khi dùng vòng này là ta có thể dễ dàng xoay camera đứng và ngược lại. Điều này là một lợi thế đặc biệt khi ta dùng để chụp ảnh thể thao hay chụp ảnh tự nhiên hoang dã khi mà sự phản xạ nhanh nhạy là hết sức quan trọng.

10. VIGNETTING.



Hầu hết lens khi chụp ở độ mở khẩu lớn đều làm cho tấm ảnh bị tối ở 4 góc. Tuy hiệu ứng vignette này là một vết ám do lens nhưng trông vẫn có điểm đặc biệt và thậm chí nhiều người còn thêm hiệu ứng này vào để tăng độ tập trung vào chủ thể. Nếu bạn muốn tránh hiệu ứng này thì bạn phải khép khẩu lại một ít.
Vignette có thể do hood khi mà ta chưa vặn hood vào đúng khớp hoặc do rìa của filter khi chưa sát vào lens. Và như vậy sẽ tạo ra những cái bóng thừa ở phần rìa tấm ảnh - đặc biệt là với ống góc rộng. Để có kết quả tốt nhất thì ta nên dùng hood được thiết kế riêng cho lens.

11. ẢNH BỊ SOFT.


Nếu bạn soi một tấm ảnh ở độ zoom 100% trên máy tính thì bạn sẽ nhận ra rằng những tấm  ảnh được chụp ở khẩu độ lớn nhất hoặc nhỏ nhất sẽ không được nét bằng những tấm ảnh chụp với khẩu độ ở khoảng giữa.
Nếu bạn muốn biết tầm khẩu độ tối ưu của lens, hãy thử chụp 1 tấm ảnh với bố cục điểm lấy nét giống nhau nhưng khẩu độ khác nhau, sau đó lên máy tính kiểm tra ở độ zoom 100% để xem tiêu cự nào là nét nhất, khoảng khẩu độ mà ảnh nét nhất là khoảng khẩu độ tối ưu của lens. Sau khi kiểm tra bạn sẽ thấy độ nét tăng dần sau đó lại giảm dần khi ta khép khẩu dần dần.

Nguồn tin: WONAV

THỦ THUẬT CHỤP VỚI ỐNG KÍNH FISHEYE

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
THỦ THUẬT CHỤP VỚI ỐNG KÍNH FISHEYE

Ống kính Fisheye - thường gọi là ống kính mắt cá - là một loại ống kính có cấu trúc thấu kính đặc biệt nhằm mang lại hiệu ứng hìn ảnh lạ và tương tự như mắt cá nhìn trong môi trường nước.Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tính năng cũng như cách sử dụng Fisheye nhé.

Ống kính Fisheye - thường gọi là ống kính mắt cá - là một loại ống kính có cấu trúc thấu kính đặc biệt nhằm mang lại hiệu ứng hình ảnh lạ và tương tự như mắt cá nhìn trong môi trường nước. Ban đầu, loại ống kính này được sản xuất dành riêng phục vụ công việc nghiên cứu lãnh vực thiên văn khí tượng. Các chuyên gia sử dụng ống kính này chụp lại hình ảnh bầu trời, hình ảnh của quá trình hình thành ngưng tụ hơi nước trong bầu khí quyển ... và họ gọi là "ống kính của bầu trời". Về sau, khi nhiếp ảnh phát triển rộng, loại ống kính này nhanh chóng được sử dụng phổ biến trong giới nhiếp ảnh. Nhiều người thích và tìm mua loại ống kính này ráo riết, trong đó một số vì nhu cầu sáng tác ảnh trong công việc, một số vì vui thích với hiệu ứng lạ của loại ống kính này. Hơn nữa, ống kính fisheye cũng được sử dụng như một ống kính trong bộ ống kính góc rộng của người chụp ảnh, dễ dàng chụp sáng tạo những khoảnh khắc bất ngờ.
Góc ảnh và tỉ lệ ảnh sẽ bị thay đổi và tạo ra hiệu ứng lạ mắt, tạo một ấn tượng riêng với thể loại ảnh chụp bằng ống này. Gần đây có nhiều bạn quan tâm và sử dụng ống kính này, bài viết xin chia sẻ một vài cách chụp với loại ống fisheye.

1. CHIÊU "CONG CHÂN TRỜI"

Đây là loại ảnh rất phổ thông. Cầm fisheye là người ta chụp ngay tấm cong chân trời! Cần lưu ý khi chụp loại ảnh này, bạn di chuyển khung ảnh làm sao đưa đường chân trời hoặc đối tượng vào gần cạnh trái, phải hoặc trên, dưới của khung ảnh. Càng sát mép khung ảnh thì hiệu ứng cong méo càng hiệu quả, càng nhiều. Nếu bạn đặt đường chân trời tại giữa khung ảnh, thì nó sẽ thẳng ngang khung ảnh mà không có hiệu ứng cong. Thêm một lưu ý nữa, đó là khi đưa đường chân trời ra mép dưới khung ảnh, chân của bạn có thể lọt vào khung.

Bức ảnh sau, mình đưa đường chân trời sát mép cạnh của khung, góc chụp cao ở sân thượng của ngôi nhà ở Sài Gòn, đưa đường chân trời xuống sát cạnh dưới của khung ảnh tạo hiệu ứng cong. Sau đó, mình dùng phần mềm hậu kỳ lật ngược ảnh tạo cảm giác như quả địa cầu. Rất thú vị.



2. CHIÊU "GÓC RỘNG PHONG CẢNH"

Ống kính fisheye chụp là phải cong? Chưa hẳn!
Đôi khi, bạn có thể sử dụng ống kính fisheye - mắt cá - như một ống kính góc rộng, thậm chí là siêu rộng trong thể loại ảnh phong cảnh, mà ít bị cong méo ảnh. Tuy nhiên, cảnh quan mà bạn chụp không được có những cấu trúc, đối tượng đường thẳng như nhà cửa, cây cao, cột điện, trụ đèn... thì ống kính ảnh được dùng như một ống kính góc rộng rất tốt. Lưu ý là đường chân trời đặt vào giữa khung ảnh, rồi sau đó cắt xén lại theo ý muốn thì hiệu ứng cong méo sẽ giảm thiểu tối đa.

4. CHIÊU "TÓM TRẦN NHÀ"

Với ống kính fisheye, chụp trần nhà hoặc khung ảnh có trần nhà là một thế mạnh mà khó có ống kính góc rộng nào cạnh tranh được. Với một trần nhà có kiến trúc đối xứng, tìm điểm chiếu trung tâm dưới nền nhà và bấm máy. Hoặc chụp tập thể người, đặt máy góc thấp, lấy được trần nhà tạo hiệu ứng lạ cho khung ảnh.

5. CHIÊU "DÍ SÁT CHỦ THỂ"

Dẫu bạn chụp ảnh thương mại, dịch vụ, hay chụp cho đời thêm vui... ống kính fisheye có thể nói là một ống kính nên sở hữu. Nó là ống kính một tiêu cự, không thể phóng to thu nhỏ khung ảnh như ống kính zoom. Cho nên, bạn sử dụng nó thì phải "zoom bằng chân" tiến sát đối tượng chụp và điều chỉnh góc chụp sao cho có hiệu ứng như ý, đó là đặc thù của ống kính này. Bạn có thể nằm sát mặt đất hất máy chụp lên, đặt máy lên bụng chụp ngửa lên, co ro sát đường ray xe lửa hay bề mặt nền nhà... và dí ống kính sát chủ thể để tạo sự cong méo ngộ nghỉnh!


6. CHIÊU "LỆCH KÍCH THƯỚC"

Fisheye là ống kính tuyệt vời để thể hiện sự tương phản "nhỏ - lớn", "ngắn - dài" trong nhiếp ảnh. Hai đối tượng có khoảnh cách nhau, đối tượng được dí sát và đối tượng xa kia sẽ có sự chênh lệch kích thước lạ mắt. Khai thác loại ảnh này, ngoài ý tưởng khởi đầu, chọn vị trí để có khung ảnh và cách sắp xếp vị trí các đối tượng trước khi bấm máy là điều quan trọng.

Tấm này chẳng hạn! Trong thực tế, con diều này dài đến 12 mét và đang ở độ cao khoảng 60m.

7. CHIÊU "HẤT NGƯỢC LÊN VÀ CÚI XUỐNG"

Trong nhiều tình huống phong cảnh, đời thường, phóng sự... hãy đặt ống kính fisheye ở vị trí thấp nhất có thể để tận dụng góc rộng hoặc siêu rộng cùng hiệu ứng của loại ống này. Chính hiệu ứng đặc biệt của hệ thấu kính tạo khung ảnh rất đẹp và sinh động. Các tấm ảnh sau mình để máy sát mặt đất.




Đời cát - Tấm này photographer nằm sát mặt cát, đưa chân trời cắt ngang giữa khung để giảm cong méo, vừa lấy được đường dẫn cát và crop bố cục hậu kỳ.
Còn sau đây là một tấm góc cao, các đối tượng ở xa nhỏ hẳn đi và các đối tượng gần nổi bật lên. Nguyên tắc là đối tượng ở gần sẽ to ra và xa "tí hon hoá".

8. KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

Thường chụp công trình kiến trúc góc rộng, người ta sẽ tránh tình trạng cong méo ảnh, tuy nhiên ống kính fisheye vẫn được ưa thích khi chụp thể loại ảnh này. Chẳng hạn tấm Chùa Thiên Mụ sau đây, photographer đưa máy cao khỏi đầu để giảm độ cong méo chân trời, khung ảnh lấy được hết hàng cột tiền sảnh mà vị trí đứng chụp khó có ống wide nào lấy hết.

Còn đây là ảnh WONAV chụp Royal City với ông kính ngửa lên trời, lấy toàn bộ tòa nhà tạo thành viền bức ảnh tròn.


9. FISHEYE CHO SMARTPHONE

Có hai cách: Cài đặt app fisheye hoặc sắm fisheye lens. Nhưng cả hai cách này đều cho ảnh không đạt chất lượng tốt lắm. App thì cho ảnh không có độ nét căng và dường như sử dụng thuật toán bẻ cong bìa hình mà thôi. Sắm lens FE thì việc gắn chồng phía trước ống kính (thay vì chỉ chụp ống FE như máy ảnh), thành ra ánh sáng phải đi qua thêm một số thấu kính, lượng sáng suy giảm nên tuy có hiệu ứng cong mà vẫn không ấn tượng.

Ngoài việc tìm kiếm những góc ảnh sáng tạo, góc chụp lạ, ống kính fisheye là thiết bị giúp người chụp ảnh có thêm cảm hứng sáng tác nhiều khung ảnh với ý tưởng phong phú vô tận. Hiệu ứng đặc thù củaống kính fisheye thể hiện tuỳ thuộc vào ý tưởng của người cầm máy, mỗi một độ xoay là một bức ảnh hoàn toàn khác lạ. Tuy vậy, để cảm hứng "cái cong cong" luôn hấp dẫn, sự linh hoạt trong góc chụp là điều kiện. Chúc các bạn mê fisheye tìm được ống kính như ý.​

Nguồn tin: WONAV

Các trường hợp lấy nét M tốt hơn AF

Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Các trường hợp lấy nét M tốt hơn AF

Máy ảnh số ngày nay phát triển kinh hoàng. Riêng về tính năng lấy nét, tốc độ lấy nét tự động của bộ xử lý trong máy ảnh, tốc độ vòng AF của ống kính cải tiến liên tục, và có thể tích hợp nhiều module điều khiển Automatic và Semi Automatic cho hoạt động của máy lẫn động tác chụp. Tuy vậy, về hệ thống lấy nét, các hãng vẫn để các chế độ tự chọn cho vấn đề lấy nét khi chụp như: auto, continuous focusing khi chụp chủ thể di động và lấy nét Manual. Thông thường, chúng ta để chế độ lấy nét tự động kết hợp của thân máy và ống kính có AF. Vậy, khi nào thì lấy nét bằng tay Manuel tốt hơn lấy nét Auto Focus (AF)?

1. Macro

tuanlionsg3.
Khi chụp thể loại macro, hầu hết các nhiếp ảnh gia đều bật chế độ lấy nét bằng tay (M) trên ống kính hoặc thân máy nếu có. Với khoảng cách cận cảnh, trường ảnh sẽ ngắn và DOF mỏng hơn, điểm nét phải thật chính xác nên rất có thể bị lệch điểm nét hoặc chọn điểm nét vào một phần khác với ý định của tác giả nếu lấy nét AF tự động. Để có thể đạt được độ nét cao, làm chủ DOF tốt, lấy nét M chính xác và hiệu quả, người ta thường gắn máy ảnh vào chân máy để hóa giải sự dao động nhỏ của thân máy. Manual focusing giúp bạn làm chủ điểm nét chính xác chi tiết hơn.

2. Nguồn sáng yếu

tuanlion4.
Chụp trong hoàn cảnh nguồn sáng yếu sẽ gây khó khăn cho máy ảnh lấy nét. Khi để chế độ AF thì ống kính sẽ xoay tít trong dãi nét ảnh từ đầu này tới đầu kia và ngược lại để tìm điểm ảnh lấy nét, và vì nguồn sáng yếu nên nó không đủ khả năng để nhận bắt được tiêu điểm của đối tượng chụp. Điều này sẽ kéo dài thời gian cho việc lấy nét và có trường hợp không lấy nét được luôn. Trừ phi bạn chọn lấy nét AF và một số máy ảnh có chế độ lấy nét 3D tracking thì có thể được, nhưng không đạt hiệu quả nét cao. Trong trường hợp này, nên lấy nét M.

3. Một số khoảnh khắc chân dung

tuanlion2.
Trong một số tình huống chụp thể loại ảnh chân dung, đặc biệt cận cảnh, cần điểm nét chính xác. Bức ảnh chân dung thường là lấy nét hoàn hảo tại đôi mắt của mẫu. Bạn thử chụp chế độ lấy nét M, bạn sẽ thấy rằng điểm nét điểm được xác định chính xác hơn, đặc biệt khi bạn muốn bức ảnh nét một phần khuôn mặt hoặc trong toàn khung ảnh.

4. Chụp qua gương, kính, hàng rào…

tuanliong1.
Bạn thử lấy nét AF qua gương kính, hay một chất liệu mờ đục … thì AF sẽ chạy hoài mà không định được điểm nét. Khi ấy, lấy nét M sẽ giúp bạn vẫn chụp được ảnh và đặc biệt là bạn lấy nét được điểm nét cần nhấn mạnh theo ý định khi khung ảnh quá rộng.

5. Chủ thể chuyển động, ảnh thể thao

tuanlion5.
Chụp ảnh di chuyển (đua xe, máy bay, thú vật chạy…) bạn sẽ có thể sẽ thấy thất vọng nếu chụp với chế độ AF. Thậm chí khi chọn chụp với chế độ Continuous Focusing cũng sẽ không thành công nếu bạn không ứng dụng kỹ thuật panning máy theo chủ thể.
Người ta đề nghị bạn chuyển sang chế độ lấy nét M. Lấy nét xác định vị trí với khoảng cách nào đó trước mà dự đoán rằng chủ thể sẽ xuất hiện vào vùng nét đó và chờ bấm máy vào điểm nét này. Bạn cần có thời gian tính toán khoảng cách điểm nét cho đúng, hơi khó khăn, nhưng thường thì bức ảnh cho thấy kết quả tốt hơn chụp với chế độ AF, đặc biệt chụp với cơ chế liên tục.

Nguồn tin: lapcamerahn.wordpress.com

Làm chủ kỹ thuật lấy nét

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Làm chủ kỹ thuật lấy nét

Kỹ thuật lấy nét nhanh và chính xác trong mọi tình huống là một trong những kỹ thuật không dễ trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ giới thiệu một kỹ thuật gồm 2 phần để tăng hiệu quả việc lấy nét: sử dụng phím lấy nét phía sau thân máy và 'lấy nét rồi dịch khung'.

Phím lấy nét sau thân máy

Đầu tiên là cách thiết lập kỹ thuật này. Thường thì khi mới mua về, máy của bạn được cài đặt để lấy nét tự động khi ấn một nửa phím chụp. Tôi đã cài đặt lại để phím chụp ấy chỉ còn chụp, còn lấy nét sẽ là việc của một phím khác mà bình thường không dùng để làm gì. Có nhiều lý do để tôi làm như vậy. Thứ nhất tôi thích mỗi phím chỉ có 1 chức năng như người ta vẫn thường nghĩ hơn là việc kết hợp 2 chức năng trong 1 phím. Trong nhiều trường hợp, khi đã xác định được đối tượng, bạn chỉ cần chụp, mà không cần phải lấy nét lại từ đầu, nếu sử dụng phím 2 trong 1, khi ấn chụp 1 lần nữa, máy sẽ lại lấy nét nữa, chính quá trình lấy nét không cần thiết đó có thể khiến bạn lỡ khoảnh khắc đẹp.
Phím được thiết kế dành cho việc lấy nét thay cho phải bấm 1/2 phía chụp ở Canon 600D nằm ở phía sau thân máy. Tùy vào dòng máy của mình, bạn cũng có thể tìm được phím này với một biểu tượng hình * hoặc phím AF-ON nằm ở phía bên phải ống ngắm. Cách cài đặt đối với Canon 600D: Menu > Custom Functions (C. Fn) > Shutter/AE lock button > ...

Đối với máy Canon 5D Mark II thì phím AF-ON chính là phím cần tìm, còn với Canon 600D, bạn sẽ phải tìm phím *


Đây chỉ mới là một nửa của kỹ thuật. Việc thay đổi này chỉ đem lại một lợi ích là bạn có thể khóa nét đối tượng của mình dễ dàng hơn mà không cần phải khư khư tay giữa hờ phím chụp.

Lấy nét rồi dịch khung

Mỗi máy ảnh đều có một hệ thống điểm lấy nét của riêng nó, có thể nhìn thấy chúng khi đặt mắt vào ống ngắm. Bình thường chỉ có một điểm trong số chúng là điểm mà bạn đã chọn trước là điểm được lấy nét rõ khi dùng chức năng lấy nét tự động. Việc chúng ta cần làm ở kỹ thuật này là hãy để điểm lấy nét của bạn ở trung tâm màn hình. Việc lấy nét tại điểm trung tâm không có nghĩa rằng chúng ta chọn vùng nét của bức hình nằm ngay trung tâm. Tôi ngắm vào đối tượng và cũng lấy nét điểm cần được lấy nét ngay tại trung tâm ống ngắm, khóa nét bằng việc buông phím * ra và không đụng vào nữa, lúc này hệ thống lấy nét tự động không còn hoạt động, đối tượng đã nét rõ ràng, dịch khung máy ảnh tại chỗ để có bố cục thích hợp, sau đó chỉ việc bấm phím chụp.
Một điều nữa mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Trên máy ảnh của mình, phím chụp khi ấn một nửa còn dùng để khóa đo sáng. Điều này rất có ích khi chụp ở chế độ Av (ưu tiên khẩu độ) hoặc Tv (ưu tiên tốc độ). Tôi đã cài máy ảnh để đo sáng cho khuôn mặt, và trong lúc lấy nét đôi mắt, tôi cũng khóa đo sáng bằng việc ấn một nửa phím chụp. Bằng cách đó, khi dịch khung, máy ảnh sẽ không thay đổi các thiết lập đo sáng.

Lợi ích của kỹ thuật

Lấy nét bằng phím phía sau thân máy sẽ rất tiện khi chụp ảnh sự kiện, thể thao, đám cưới, và bất cứ ai muốn chụp những hành động nhanh, di chuyển nhanh. Còn việc lấy nét rồi dịch khung là một kỹ thuật giúp bạn chụp nhanh hơn rất nhiều, bạn không cần phải tính toán xem đối tượng sẽ nằm ở vùng nào của ánh, mình cần phải lấy nét điểm nào, hơn thế nữa, bạn sẽ có thể sáng tạo nhiều hơn về bố cục khi nhìn đối tượng qua ống ngắm.
Cuối cùng, kỹ thuật này cũng chẳng hẳng hưởng đến việc bạn chụp ảnh liên tiếp. AI Serve Focus, hay Continous Focus vẫn dùng được bình thường.
Tuy nhiên, trong quá trình dịch khung, bạn phải cẩn thận nếu không chú ý khoảng cách, đối tượng của bạn sẽ bị out nét.

Tổng kết

Đối với tôi, những kỹ thuật nhắc đến ở phía trên đã trở thành một phần không thể thiếu khi chụp ảnh. Khả năng lấy nét nhanh và chính xác, lại có bố cục thích hợp là lợi ích cực kỳ lớn mà nó mang lại.
Tuy nhiên, mọi kỹ thuật nhiếp ảnh đều cần một khoảng thời gian để luyện tập và thuần thục. Và chỉ có trải nghiệm bạn mới biết bạn có thích nó hay không, nó có phù hợp với bạn không; nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn quen với việc lấy nét kiểu thông thường hơn. Nếu bạn đang muốn cái thiện khả năng lấy nét của mình, hãy thử trải nghiệm và kiểm chứng nhé!

Nguồn tin: Mastering Two Alternate Focus Techniques (phamqb lược dịch)

Khóa nét trong máy ảnh kỹ thuật số

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Khóa nét trong máy ảnh kỹ thuật số

Khóa nét là yếu tố cần thiết cho một bức ảnh thành công.
Lấy nét tự động là một phát minh tuyệt vời để đơn giản hóa việc chụp ảnh và làm giảm khả năng ảnh chụp bị mờ. Tuy nhiên, nó cũng không phải là hoàn hảo, và đôi khi, bạn phải hỗ trợ máy ảnh để chụp được một bức ảnh sắc nét.

Khóa nét là công cụ hữu ích để làm việc đó. Nó cho phép bạn tập trung vào phần quan trọng nhất của khung cảnh và giữ tập trung trong khi bạn điều chỉnh khung hình, bảo đảm bức ảnh của bạn có thành phần tập trung chính xác.

Có nhiều cách khác nhau để khóa nét, tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Khóa nét một bức ảnh

Đây là cách khóa nét phổ biến nhất, và thực hiện đơn giản nhất. Nó rất hữu ích đối với những bức ảnh như ví dụ sau: đối tượng được đặt lệch tâm phía trước phông nền trong khung cảnh.
Khóa nét là hoàn hảo cho những bức ảnh có đối tượng lệch tâm. Ảnh muskva.

Nếu bạn chụp bức ảnh như trên mà khóa nét như bình thường, máy ảnh sẽ cố gắng đoán những gì cần phải được lấy nét. Hầu hết các máy ảnh xem phần trung tâm khung hình là phần quan trọng nhất, và tập trung vào nó. Điều này sẽ dẫn đến phông nền sắc nét, còn người phụ nữ ở phía trước thì bị mờ.
Nếu chúng ta khóa nét như bình thường, người phụ nữ sẽ bị mờ.

Rõ ràng đây không phải là đối tượng chúng ta muốn chụp, chúng ta muốn người phụ nữ được nhìn thấy rõ vì cô ấy là phần quan trọng nhất của bức ảnh. Người phụ nữ là đối tượng phải khóa nét.

Để làm được như thế, đặt tiêu điểm máy ảnh tại đối tượng và nhấn một nửa nút màn trập. Bạn sẽ nghe thấy một tiếng bíp và nhìn thấy ánh sáng đi qua ống ngắm, cho bạn biết máy ảnh đã tập trung tiêu điểm. Tiêu điểm sẽ vẫn bị khóa trong khi ngón tay bạn vẫn còn giữ một nửa nút màn trập.

Đặt đối tượng vào trung tâm và tập trung tiêu điểm, sau đó giữ một nửa nút màn trập để duy trì khoảng cách tập trung.

Khi tiêu điểm đã được khóa, bạn có thể điều chỉnh lại khung hình trước khi chụp. Trong hình ảnh ví dụ, chúng ta đưa máy ảnh trở lại thành phần chúng ta muốn chụp và nhấn hoàn toàn nút màn trập. Điều này sẽ mang lại cho chúng ta hình ảnh tương tự như ví dụ phía trên, nhưng người phụ nữ được khóa nét chứ không phải là phông nền.

Bạn có thể điều chỉnh lại khung hình trong khi vẫn giữ các đối tượng sắc nét.

Điều này giúp khóa nét nhanh chóng và dễ dàng, cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng linh hoạt mà không cần phải làm mờ khung cảnh xung quanh như cách thiết lập tự động lấy nét. Tuy nhiên, nó xảy ra một lần - ngay sau khi bạn chụp ảnh, khóa nét sẽ bị mất và bạn cần phải lặp lại quá trình. Nếu bạn muốn khóa nét nhiều bức ảnh, bạn có thể sử dụng phương pháp sau đây.

Khóa nét nhiều bức ảnh

Nếu bạn muốn chụp nhiều ảnh tại cùng một khoảng cách tập trung, khóa nét bình thường sẽ không có tác dụng bởi vì nó không "ghi nhớ" thiết lập giữa các bức ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu máy ảnh kỹ thuật số SLR thì có một thủ thuật đơn giản giúp bạn giữ khoảng cách tập trung liên tục như bạn muốn.

Bắt đầu tập trung khung cảnh bằng cách sử dụng chế độ tự động lấy nét như bình thường. Khi đã hài lòng, chuyển ống kính sang chế độ tập trung bằng tay. Điều này vô hiệu hóa chức năng tự động lấy nét và giữ khoảng cách tập trung cố định, đảm bảo rằng tất cả các bức ảnh được khóa nét như nhau. Khi thực hiện xong, chỉ đơn giản là chuyển đổi trở lại chế độ tự động lấy nét.
Khi đã tập trung, chuyển sang chế độ điều chỉnh bằng tay để giữ các bức ảnh được tập trung như nhau. Ảnh: dez & john3313.

Điều này chỉ hiệu quả trong tình huống đối tượng luôn ở một khoảng cách cố định từ máy ảnh, chẳng hạn như chụp phong cảnh. Nó cũng hữu ích khi chụp một số môn thể thao hành động như đua xe, nơi những chiếc xe gần như chạy qua trên cùng một đường ngắm.
Khóa nét là công cụ thực sự hữu ích và tôi áp dụng trên hầu như các bức ảnh để đảm bảo đối tượng chính của khung cảnh được tập trung. Khóa nét không mất nhiều thời gian để tìm hiểu và bạn sẽ sớm tìm thấy nó là một kỹ thuật vô giá để cải thiện thành phần và tăng độ rõ nét cho đối tượng trong các bức ảnh của bạn.
Tác giả bài viết: 
Nguồn tin: nikonvn.com

CÙNG HỌC CHỤP ẢNH VỚI CANON: kỹ thuật lấy nét (P 3.6)

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
CÙNG HỌC CHỤP ẢNH VỚI CANON: kỹ thuật lấy nét  (P 3.6)
Bạn không có thời gian để tự đọc sách "sử dụng máy ảnh" hoặc theo khóa học "chụp ảnh". Bạn sẽ tiếp cận bài viết theo hướng mới "INFORGRAPHIC" và giải quyết vấn đề này với "CÙNG CHƠI MÁY CHỤP ẢNH KỸ THUẬT SỐ ".Chúc các bạn thành công.
Cảm ơn CANON đã cung cấp tài liệu quý này!

Nguồn tin: CANON

CÙNG HỌC CHỤP ẢNH VỚI CANON: Làm chủ thông số chụp bằng tay (P 3.5)

Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
CÙNG HỌC CHỤP ẢNH VỚI CANON: Làm chủ thông số chụp bằng tay (P 3.5)

Bạn không có thời gian để tự đọc sách "sử dụng máy ảnh" hoặc theo khóa học "chụp ảnh". Bạn sẽ tiếp cận bài viết theo hướng mới "INFORGRAPHIC" và giải quyết vấn đề này với "CÙNG CHƠI MÁY CHỤP ẢNH KỸ THUẬT SỐ ".Chúc các bạn thành công.
Cảm ơn CANON đã cung cấp tài liệu quý này!

6 kỹ thuật ánh sáng để có được bức ảnh đẹp
Để cải thiện kỹ năng nhiếp ảnh của bạn, hãy cùng theo dõi 6 kỹ thuật ánh sáng mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây!



Bạn có thể sử dụng những kỹ thuật ánh sáng dưới đây mà không nhận ra. Hãy cho chúng tôi biết bạn hay dùng cách chụp nào nhất nhé!
Phân chia ánh sáng
Phân chia ánh sáng là kỹ thuật làm cho khuôn mặt của chủ thể bằng cách nào đó chia thành 2 phần bằng nhau: 1 nửa trong ánh sáng và 1 nửa trong bóng tối.
 
Kỹ thuật ánh sáng đơn giản này thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật và những hình ảnh chân dung ấn tượng. Để thực hiện được hiệu ứng này, đơn giản bạn chiếu sáng và chụp 1 nửa khuôn mặt. Bạn cũng có thể chuyển sang hiệu ứng đen trắng để tạo ấn tượng mạnh mẽ cho bức ảnh của mình.
Vị trí:
 
 Nguồn sáng được đặt vuông góc 90 độ bên trái hoặc bên phải chủ thể chụp. 
Ánh sáng dạng bướm
Ánh sáng dạng bướm tạo ra bóng có hình bướm ngay dưới mũi chủ thể. Nguồn sáng nên được đặt sau và trên máy ảnh khi sử dụng kỹ thuật ánh sáng này. Nếu chủ thể có khuôn mặt hơi tròn, bạn nên sử dụng kỹ thuật chụp ảnh phân chia ánh sáng thay vì ánh sáng dạng bướm bởi nó sẽ làm khuôn mặt thon gọn hơn.
 Vị trí:
 1 cách để tạo ra ánh sáng dạng này là đặt nguồn sáng ở vị trí hơi cao hơn đầu chủ thể và phía sau máy ảnh.
 Ánh sáng dạng khuyết áo
Đây là 1 trong những kỹ thuật ánh sáng phổ biến nhất và dễ thực hiện. Kỹ thuật này tạo ra bóng hình giống khuyết áo dưới mũi của chủ thể. Bóng của mũi sẽ được phản chiếu trên gò má, tuy nhiên bóng mũi không được chạm vào bóng của phần má.
 Vị trí:  
 Nguồn sáng thường được đặt 30 – 45 độ trên mức mắt để đạt được bóng bạn muốn.
 Ánh sáng Rembrandt
 Kỹ thuật ánh sáng này được đặt theo tên danh họa người Hà Lan Rembrandt, người thường sử dụng loại ánh sáng này để tạo nên 1 tam giác ánh sáng trên gò má của chủ thể.

Kỹ thuật Rembrandt ngược hẳn so với ánh sáng dạng khuyết áo, nghĩa là bóng phần mũi sẽ chạm bóng phần má. Kỹ thuật chụp ảnh này giúp bức ảnh ấn tượng hơn. Về mặt kỹ thuật, phần tam giác ánh sáng không nên dài hơn phần mũi và rộng hơn mắt. Bạn nên sử dụng kỹ thuật này cho khuôn mặt đầy đặn hoặc tròn bởi nó cũng giúp làm thon gọn khuôn mặt và tạo chiều sâu.
Vị trí:  
 Nguồn sáng được đặt trên đầu chủ thể và chủ thể phải quay nhẹ dần từ phía nguồn sáng, như thế phần bóng mũi sẽ đổ dần về gò má.
Ánh sáng ngắn
Đây là kỹ thuật ánh sáng hoàn hảo nếu bạn muốn làm tôn lên và làm thon gọn khuôn mặt chủ thể. Khuôn mặt sẽ hướng trực tiếp về phía máy ảnh.
 
Vị trí:  
Khuôn mặt nên được đặt quay hướng dần về phía nguồn sáng để đạt được hiệu ứng ánh sáng ngắn. Phần lớn khuôn mặt sẽ nằm trong phần bóng. 
Ánh sáng rộng 
Kỹ thuật ánh sáng này trái ngược hoàn toàn so với ánh sáng ngắn. Phần lớn khuôn mặt của chủ thể được chiếu sáng, chỉ có 1 phần nhỏ nằm trong bóng. Bởi vậy, bạn sẽ sử dụng kỹ thuật chụp ảnh này đối với khuôn mặt nhỏ, làm cho người xem có cảm giác đầy đặn hơn.  
 Vị trí:  
 Khuôn mặt quay xa dần từ phía nguồn sáng. Phần lớn khuôn mặt được chiếu sáng và nhìn thẳng vào máy ảnh.  

Theo Thùy Linh (Designs.vn)

Tổng quan về đèn flash rời trong nhiếp ảnh


1. Lý do sử dụng flash rời
Bổ sung ánh sáng: Đèn flash rời có khả năng tăng ánh sáng lên gấp 15 lần so với đèn flash con cóc tích hợp trên máy ảnh, khoảng cách hiệu quả có thể cao hơn 4 lần và mức độ bao trùm ánh sáng cũng rộng hơn.
Canon-Speedlite430EX-II
Chiếc đèn flash rời Canon-Speedlite 430EX II
Điều chỉnh được nhiều góc hơn so với một góc cố định ở flash tích hợp: đèn flash rời có khớp gập và khớp xoay nên có thể điều chỉnh được nhiều góc đánh sáng. Khớp gập có thể điều chỉnh từ góc vuông lên đến góc thẳng so với thân đèn. Khớp ngang có thể quay quanh trục theo một vòng tròn (xoay theo chiều kim đồng hồ). Với sự điều chỉnh linh hoạt về xoay gập, đèn flash có thể đánh sáng trực diện, đánh sáng phản xạ dội trần hoặc đánh sáng chéo tùy theo nhu cầu người sử dụng.
Đèn flash rời có thể sử dụng kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác để tăng hiệu quả trong nhiếp ảnh. Ví dụ: gắn thêm diffuser - một thiết bị làm bằng nhựa gắn vào flash có tác dụng khuếch tán và làm dịu ánh sáng.
Đèn flash rời có thể thiết lập chế độ đo sáng tự động, thiết lập đo sáng tùy chỉnh, dùng như một nguồn sáng phụ, đồng bộ với máy ảnh để chụp với tốc độ cao, bù sáng với nhiều mức khác nhau.
Flash ngoài có thể gắn chân đế hoặc đặt vào giá đỡ để rời, dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn.
2. Guide number của đèn flash rời
Guide Number (GN) của flash rời là một giá trị số biểu thị độ sáng cực đại mà đèn Flash tạo ra dựa trên hai thông số cơ bản là Khẩu độ và Khoảng cách tới chủ thể được tính theo công thức: GN = Khẩu độ x Khoảng cách. Giá trị GN thể hiện lượng ánh sáng phải cung cấp để chủ thể đủ ánh sáng. Giá trị này do nhà sản xuất đèn cung cấp theo sách hướng dẫn đi kèm, test ở điều kiện tiêu chuẩn.
Ví dụ:
Bảng thông số GN của đèn Canon Speedlite430EX II: (test ở điều kiện tiêu chuẩn, ISO 100, đo bằng mét/feet, chế độ đèn Manual)
Cường độ sáng (giảm dần)
Phạm vi hiệu quả của flash (ở focal length tính theo mm)
14
24
28
35
50
70
80
105
1/1
11/36.1
25/82
27/88.6
31/101.7
34/111.5
37/121.4
40/131.2
43/141.1
1/2
7.8/25.6
17.7/58.1
19.1/62.7
21.9/71.9
24/78.7
26.2/86
28.3/92.8
30.4/99.7
1/4
5.5/18
12.5/41
13.5/44.3
15.5/50.9
17/55.8
18.5/60.7
20/65.6
21.5/70.5
1/8
3.9/12.8
8.8/28.9
9.5/31.2
11/36.1
12/39.4
13.1/43
14.1/46.3
15.2/49.9
1/16
2.8/9.2
6.3/20.7
6.8/22.3
7.8/25.6
8.5/27.9
9.3/30.5
10/32.8
10.8/35.4
1/32
1.9/6.2
4.4/14.4
4.8/15.7
5.5/18
6/19.7
6.5/21.3
7.1/23.3
7.6/24.9
1/64
1.4/4.6
3.1/10.2
3.4/11.2
3.9/12.8
4.3/14.1
4.6/15.1
5/16.4
5.4/17.7

Như vậy:
- Bạn có thể xác định khoảng cách hiệu quả mà flash có thể cung cấp khi đã đặt khẩu độ định trước. Ví dụ: đèn flash Canon Speedlite430EX II có GN là 40 và muốn sử dụng với khẩu là f/8 thì Khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ sáng là 5m.
- Bạn có thể xác định khẩu độ cần thiết để chụp chủ thể tại khoảng cách định trước. 
- So sánh độ mạnh của đèn flash (trên cùng tiêu chí).
Lưu ý:
- Hầu hết GN được nhà sản xuất đưa ra được đo tại ISO 100, khoảng cách tính là m (mét). Nhưng có những trường hợp khoảng cách được đo bằng feet (1m = 3,3 feet, ký hiệu là ft) và ISO là 25. Bạn cần để ý chính xác thông số này.
- GN thay đổi khi bạn zoom flash. Ví dụ, đèn 580EX có GN bằng 58m khi zoom tại 105mm nhưng chỉ có GN bằng 28m khi zoom tại 28mm.
- GN tăng khi chúng ta tăng ISO. Tăng gấp đôi ISO, GN sẽ tăng gấp 1,4 lần. Tăng ISO từ 100 lên 400 sẽ tăng gấp đôi GN.
- Việc sử dụng thêm một loại dụng cụ thay đổi ánh sáng flash nào đó (diffuser, bouncer, umbrella…) cho flash sẽ làm giảm hiệu quả của GN. Giá trị GN trong tài liệu đi kèm là giá trị đo khi không sử dụng thêm bất kỳ một dụng cụ nào.
- GN sẽ giảm rõ rệt khi sử dụng chế độ đồng bộ tốc độ cao (high speed sync-FP Flahs).
Thực tế chúng ta không cần phải nhớ những giá trị như bảng trên vì đèn flash hiện tại sẽ tự động tính toán dựa trên các thông số khẩu độ bạn muốn sử dụng, ISO, cường độ ánh sáng thiết lập đèn... để đưa ra khoảng cách hợp lý cần chụp so với chủ thể. Đối với đèn Speedlite 430EX II tôi đang dùng thì thông số này hiển thị ngay ở góc phải màn hình đèn, kí kiệu ft = feet, tương đương 1/3.3m.
3. Chụp ảnh chân dung ngoài trời với flash
Bạn có bao giờ sử dụng flash khi chụp ảnh chân dung ngoài trời?. Với nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, việc sử dụng flash trong khi chụp ngoài trời là một yếu tố hữu dụng kể cả khi trời đang no sáng. Khi đã hiểu và làm chủ được quá trình chụp với flash, bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt vời.
Sau đây là một vài lưu ý khi chụp chân dung ngoài trời vào ban ngày với đèn Flash rời:
Ánh sáng tự nhiên luôn là nguồn chính mang lại màu sắc trung thực, hài hòa cùng không gian. Khi thiết lập flash cần điều chỉnh để ánh sáng của đèn cân bằng với ánh sáng mặt trời hướng vào chủ thể.
Chụp với flash
Ảnh chụp với flash khi trời nhiều sáng
Đèn flash rời có tính năng "fill flash", đây là chế độ cân bằng sáng hậu cảnh với chủ thể. Bật tắt chế độ này ở nút Mode trên đèn. Chế độ này không hoạt động khi máy ảnh đặt ở chế độ đo sáng một điểm (spot).
Đèn flash rời có thể điều chỉnh được độ mạnh của ánh sáng phát ra từ 1/8, 1/16 hay 1/32 tùy theo độ mạnh yếu của ánh sáng xung quanh lẫn ánh sáng trên chủ thể.
Cần quan tâm đến khẩu độ vì nó tác động rất lớn đến lượng ánh sáng thu được. Với những bức ảnh cháy vì flash quá mạnh, bạn cần khép khẩu (đẩy cao tốc độ lúc này cũng không tác dụng lắm), hoặc đưa đèn flash ra xa hoặc giảm độ sáng phát ra của đèn.
Chụp vào "giờ vàng" (hay còn gọi là "giờ ma thuật") là thời điểm ánh sáng có cường độ thấp, góc lạ do không phải trên đỉnh đầu, tạo khuếch tán rộng, tạo cảm giác huyền bí. Thời điểm này là Bình minh khi mặt trời bắt đầu ló ở đường chân trời và Hoàng hôn khi mặt trời bắt đầu lặn. Ở các nước Đông Nam Á, "khung giờ vàng" là lúc 6h30 - 8h30 sáng và 5 - 6h30 chiều.
Ảnh chụp với flash
Nên xem nhanh lại mỗi ảnh sau chụp với flash đến khi đạt được thông số thích hợp
Đối với thời điểm khác, ví dụ như khi trời nắng to, bạn không có bóng râm hoặc không muốn chụp nơi bóng râm vì mất background, bạn cần điều chỉnh vị trí, tư thế của mẫu và đặt đèn flash ngược hướng với hướng ánh sáng mặt trời. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng 2 đèn flash, 1 đèn gắn vào chiếc ô trắng có để làm dịu ánh sáng xuyên qua, chiếc đèn gắn ô này có chân và đặt hơi chéo phía trước chủ thể. 1 chiếc đèn flash có chân khác thì đặt thẳng sau lưng chủ thể. Lưu ý điều chỉnh độ cao của đèn ngang với khuôn mặt và hướng về phía trước, khoảng cách đèn so với chủ thể không nên gần quá cũng như xa quá (khoảng dưới 3m). Người chụp sẽ đứng phía trước mặt chủ thể để chụp với những thiết lập điều chỉnh flash tham khảo bên trên.
Bạn cần nhớ là chụp với flash thì sau mỗi bức ảnh cần xem lại ngay để tùy vào tình huống, ánh sáng mà điều chỉnh lại. Và khi chụp với giờ vàng thì cần chuẩn bị đầy đủ những phụ kiện cần thiết nếu không sẽ bị lỡ vì thời gian đó không phải là lâu và thay đổi khá nhanh.
Nguyên Bình 

Tại sao nên dùng lens 50mm

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Tại sao nên dùng lens 50mm
Tại sao nên dùng lens 50mm
Chắc hẳn khi đã bước vào cái nghiệp chơi ảnh là ai cũng có một vấn đề rất đau đầu rằng - chơi lens tiêu cự nào thì tốt với mình nhất? Người thì cầm 35mm, người thì 50mm hay có thi long nhong ngoài đường với 70-200mm. Nói chung là tùy sở thích và nhu cầu, nhưng trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra một số điểm khiến bạn thấy rằng một chiếc lens 50mm mới đúng là chiếc lens bạn nên có và gắn bó với nó nhất mỗi khi xách máy ra đường. Mà thường thì sau lens kit ai chẳng có một chiếc lens 50mm nhỉ

Tại sao lens 50mm lại là:


Quá tuyệt cho chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu


Tại sao lens 50mm lại là:

Hầu hết các mẫy lens fix 50mm đều có khẩu độ rất lớn, chủ yếu là f/1.8 với giá thành rất chi là phải chăng. So với lens kit khẩu độ mở tối đa ở tiêu cự 55mm là f/5.6 thì chúng ta dễ dàng thấy chiếc 50mm f/1.8 bù cho bạn đến 3 Stop - tức lượng ánh sáng vào lens gấp đến 8 lần (2x2x2). Điều này cho phép bạn đẩy tốc lên cao hơn, tránh được chuyện rung tay khi chụp hay giảm ISO thấp hơn, tránh được độ nhiễu không mong muốn.


Ngon Bổ Rẻ


Tại sao lens 50mm lại là:

Bạn sẽ gần như không phải lo lắng gì về giá thành của những chiếc lens 50mm, đơn giản chúng rất rẻ, giá từ khoảng 100$-200$. Nếu như bạn không ngại ngùng chuyện quay tay lấy nét thì những chiếc lens 50mm MF cũ có khi giá chỉ rơi vào khoảng 500k VNĐ thôi nhé. Rõ ràng với người mới khởi nghiệp thì đây là một khoảng đầu tư xứng đáng đó.


Trọng lượng bé con


Tại sao lens 50mm lại là:

Thực chất thì tùy hãng nên trọng lượng của mấy chiếc lens 50mm sẽ là khác nhau, ví dụ chiếc Canon EF 50mm f/1.8 II nặng 134g,Nikon AF-S f/1.8 G nặng 185g. Nếu xét độ nhẹ của các hãng thì nhẹ nhất đến nặng nhất lần lượt là Pentax, Canon, Nikon, Sony. Vì thế nếu bạn muốn ra đường với một chiếc lens nhỏ nhẹ thì 50mm là một sự lựa chọn xứng đáng. Mặc dù đôi khi mình thấy chất lượng build của một số em 50mm bằng nhựa quá chán.


Bokeh ngon lành cành đào


Tại sao lens 50mm lại là:

Thường thì chiếc lens fix tiêu cự nào cũng cho bokeh rất tuyệt vời, so với zoom thông thường thì hơn hẳn, và với khẩu độ lớn cỡ f/1.8 thì yên tâm bạn sẽ luôn có những bức hình với bokeh rất đẹp. Cứ thử lên mạng tìm kiếm "50mm lens bokeh photo" thì biết. Bởi thế mình mới bảo đây là một chiếc lens đáng đầu tư khi khởi nghiệp mà.


Cho độ nét căng


Tại sao lens 50mm lại là:

Lens tiêu cự cố định thường cho độ nét tuyệt vời hơn rất nhiều so với những chiếc lens zoom, cái này một phần là vì lens fix có bộ phận cấu tạo, thấu kính hơn lens zoom, nên hình ảnh mang đến sẽ rất trong, rất nét. Với một số mẫu lens 50mm rẻ tiền khi mở khẩu tối đa sẽ bị mờ, nhưng hầu hết đều cho độ nét ở khẩu độ lớn hơn nhiều so với lens zoom (lens zoom mở max khẩu có khi cũng mờ nha).


Đây là chiếc lens vô cùng linh hoạt


Tại sao lens 50mm lại là:

Có lẽ nói đến đây một số người sẽ tranh cãi là tiêu cự 35mm hay 40mm gì đó thì linh hoạt hơn 50mm nhiều. Ừhm cũng đúng, nhưng thực chất nếu như bạn muốn một chiếc lens vừa có thể chụp chân dung, vừa có thể chụp góc rộng tí (chụp sự kiện chẳng hạn) nhưng thiên về vế đầu thì theo mình 50mm hợp hơn. Nếu gắn một chiếc 50mm lên body crop APS-C thì tiêu cự của nó sẽ được đẩy lên khoảng ~75mm, tuyệt vời để chụp chân dung và vừa đủ để loại bỏ hoàn toàn hiện tượng méo hình của lens góc rộng.

Thế nên tiền ít mà có muốn đi chụp gái xóa phông thì xách 50mm theo nhé .


Quá tuyệt để vác đi du lịch


Tại sao lens 50mm lại là:

Vì đơn giản nó nhẹ, nó có khẩu to nên chụp ánh sáng tối cỡ nào cũng ngon cả và cái tiêu cự 50mm là đủ rộng cho bạn tác nghiệp nên 50mm là một chiếc lens quá chuẩn để bạn đem đó theo làm bạn đồng hành trong những chuyến du lịch. Đa số nhiều người cầm theo lens kit 18-55m hay lens loại thập cẩm kiểu 18-135mm hay 18-200mm để đi du lịch. Tuy vậy đánh đổi cho những thứ này là khẩu độ, khó tính hơn thì là chất lượng hình ảnh, còn không thì bỏ khá nhiều tiền ra để sắm được một chiếc lens zoom cao cấp.

Một chuyện nữa là đôi khi bạn rất có thể làm rơi máy và lens khi đi chơi, vậy bạn có thích mất cả chục triệu hay mất có vài triệu khi thay thế bằng một chiếc 50mm f/1.8 nào. Mình là mình còn lo đi du lịch bị giựt máy nữa .


Bạn sẽ chụp ảnh tiến bộ hơn rất nhiều!!!


Tại sao lens 50mm lại là:

Có thể bạn không tin mình, nhưng cái này với bản thân mình là đúng. Ừhm, có thể bạn có body khủng, len xịn, nhưng điều đó không có nghĩ là bạn sẽ sẽ chụp ảnh đẹp - ý "đẹp" của mình ở đây là mang tính nghệ thuật, có sự độc đáo, bố cục tốt chứ không phải ảnh có nét hay ít nhiễu không nhé. Việc bạn có ít lựa chọn trong tiêu cự, bị bó buộc với một tiêu cự duy nhất sẽ bắt bạn phải sáng tạo, tìm tòi những góc chụp, bố cục mới. Đây là chia sẻ của bản thân mình khi hành lạc với em 50mm f/1.7 suốt hai năm ròng.

Cái khó nó ló cái khôn ra, khi không zoom được, bạn sẽ phải di chuyển nhiều để có được bố cục mong muốn, và sau nhiều lần làm việc đó bạn sẽ học hỏi được thêm những góc chụp, phương pháp chụp mới mà trước đây với một chiếc lens zoom bạn không bao giờ có được. Nhiếp ảnh cũng đòi hỏi tư duy, thậm chí tư duy vô cùng cao và nhanh nhạy để cho ra được một bức ảnh đẹp. Vì thế nếu mới bắt đầu vào nghiệp chơi ảnh, muốn tiến bộ nhanh, mình khuyên bạn nên gắn bó với một chiếc lens 50mm để trải nghiệm.

Riêng bản thân mình đi chụp sự kiện nhờ cầm 50mm mà bạo dạn lên hẳn trước chỉ dám đứng sau chụp lén, giờ cứ thế mà chen luôn.

Dưới đây là thêm một số ảnh chụp bằng lens 50mm, tất cả ảnh trong bài này chụp bằng tiêu cự 50mm cả đấy


Tại sao lens 50mm lại là:

Tại sao lens 50mm lại là:

Tại sao lens 50mm lại là:

Tại sao lens 50mm lại là:
Tại sao lens 50mm lại là:

Tại sao lens 50mm lại là:

Nguồn tin: HDVietnam

Cách chọn filter cho ống kính máy ảnh

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Cách chọn filter cho ống kính máy ảnh
Cách chọn filter cho ống kính máy ảnh
Sau khi đã có trong tay một chiếc máy ảnh DSLR và một số ống kính, đây là lúc bạn cần nghĩ đến việc mua một số kính lọc cần thiết cho việc chụp ảnh. Vậy kính lọc là gì? Có những loại kính lọc nào và chọn mua ra sao, bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện điều đó dễ dàng hơn.

Kính lọc là gì?

Kính lọc (Filter) là một hoặc nhiều thấu kính, thường được lắp đặt phía trước ống kính của chúng ta nhằm bảo vệ ống kính hoặc tăng chất lượng ảnh. Một số lớp tráng (coating) sẽ được thêm vào bên trên các tấm kính đó tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó. Các lớp tráng này còn có công dụng chống trầy cho kính lọc.
Trên viền kim loại của kính lọc có ghi một số thông tin về nhà sản xuất, kích thước, loại kính lọc để người sử dụng biết và lựa chọn cho thích hợp với mục đích sử dụng của mình. Viền này có thể làm bằng nhôm hoặc đồng thau và chịu lực tốt, giúp bảo vệ cho kính lọc khi có va chạm. Màu đen thường thấy trên các viền kim loại là để hạn chế việc phản xạ ánh sáng và giảm quang sai.

Một số lưu ý khi chọn mua kính lọc

Thông thường, có hai cách để gắn kính lọc vào ống kính: dùng rãnh xoắn ốc hoặc chỉ đơn giản là gắn vào phía trước. Loại gắn phía trước có độ linh hoạt cao hơn và thích hợp với nhiều đường kính của ống, tuy nhiên việc giữ nó trước ống kính sẽ vất vả hơn, đôi khi bạn phải một tay cầm máy chụp, một tay giữ kính lọc nữa. Trong khi đó, kính lọc dạng gắn theo rãnh xoắn vào ống kính sẽ chắc chắn hơn, đồng thời cũng tạo nên một lớp bảo vệ cho ống kính.
[IMG]
Kính lọc dạng gắn, có thể thay thế được của hãng Lee
Kính lọc dạng rãnh xoắn có thể tìm được rất nhiều tại các cửa hàng bán dụng cụ ảnh, và hãy xem kĩ đường kính ống kính của mình và chọn loại kính lọc có đường kính tương ứng thì bạn mới có thể gắn nó vào. Để biết kích thước ống, bạn hãy nhìn mặt trước hoặc bên hông của ống kính. Đơn vị đo của đường kính là milimét (mm) và thường trải dài từ 46mm đến 82mm.
[IMG]
Xem kính thước ống kính trước khi đi sắm kính lọc
Một số vòng đổi kích thước (adapter ring) cũng xuất hiện trên thị trường nếu bạn cần gắn một kính lọc lớn hơn hay nhỏ hơn đường kính của ống. Nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng vòng đổi từ kích thước lớn sang nhỏ vì ảnh có thể bị viền đen do kính lọc đã chắn đường đi của ánh sáng.
[IMG]
Vòng đổi từ kính lọc 58mm sang 77mm
Độ dày của kính lọc cũng quan trọng, đặc biệt khi chúng ta dùng với ống góc rộng. Có một số loại kính lọc siêu mỏng được thiết kế để hạn chế tối đa hiện tượng viền đen, nhưng chúng thường khá đắt tiền và thường không cho phép gắn thêm kính lọc khác vào bên trên, thậm chí cả nắp ống kính cũng không thể dùng được.

Có những loại kính lọc nào?

[IMG]

Kính phân cực tuyến tính/vòng (LINEAR & CIRCULAR POLARIZING)

Kính lọc phân cực (thường được giới chơi máy ảnh gọi là “polarizers” hay “polarizing filter”) có lẽ là kính lọc quan trọng nhất cho việc chụp ảnh phong cảnh. Loại kính lọc này giảm cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến, tương tự như kính mắt polarize mà ta thường thấy bán ở ngoài cửa tiệm. Với kính lọc phân cực, trời sẽ trở nên xanh đậm hơn, độ tương phản giữa trời và mặt đất sẽ giảm đi, đồng thời loại bỏ hiện tượng loá và ảnh phản chiếu dưới nước, trong các tấm kính. Dưới đây là ví dụ của cùng một bức ảnh được chụp có kính lọc phân cực (bên trái) và không có kính lọc phân cực (bên phải).
[IMG] [IMG]
Bạn có thể thấy rằng với kính lọc phân cực, bầu trời trở nên xanh đậm hơn, màu sắc của những tảng đá nằm góc dưới cũng đậm hơn, chân thực hơn. Hiệu ứng do kính lọc mang lại có thể thay đổi khác nhau nếu bạn xoay nhẹ kính lọc ở các góc khác nhau. Bạn có thể nhìn trực tiếp vào ống ngắm hay màn hình LCD đã nhận thấy sự thay đổi đó. Ngoài ra, hiệu ứng còn tăng hay giảm phụ thuộc vào vị trí của máy ảnh và vị trí của mặt trời. Hiệu ứng mạnh mẽ nhất khi máy ảnh được được đặt vuông góc với hướng ánh sáng tới của mặt trời. Điều này có nghĩa là nếu mặt trời ở đỉnh đầu của chúng ta thì hiệu ứng sẽ đạt cực đại nếu ta chụp một đối tượng nào đó theo phương ngang.
[IMG]
Ảnh bên dưới có dùng kính lọc phân cực, giúp giảm đi hiện tượng lóe do ánh nắng mặt trời và ta có thể thấy rõ hơn chi tiết bên trong của chiếc xe
Tuy nhiên, kính lọc phân cực cần phải được dùng cẩn thận vì chúng có thể tạo hiệu ứng không đẹp cho bức ảnh. Vì giảm độ sáng vào cảm biến (khoảng 2 đến 3 stops, tức 1/4 hoặc 1/8 cường độ sáng) nên cần tinh chỉnh lại các thông số về khẩu, tốc và ISO cho thích hợp. Trong một số trường hợp cụ thể, bức ảnh sẽ không thể chụp được với kính lọc phân cực. Bên cạnh đó, khi dùng kính lọc phân cực với ống kính góc rộng có thể làm bầu trời không thực lắm do có một số điểm đen quá nhiều.
Có hai loại kính lọc phân cực là loại tuyến tính (Linear) và loại vòng (Circular – CPL). Loại kính lọc phân cực vòng được thiết kế để hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh vẫn có thể hoạt động được. Loại tuyến tính có giá thành rẻ hơn nhiều, tuy nhiên máy ảnh có hệ thống đo sáng TTL (Through-The-Lens) và lấy nét tự động sẽ không hoạt động được, đồng nghĩa với hầu hết máy DSLR hiện nay sẽ trở nên vô dụng. Khi đó, người dùng buộc phải tự lấy nét và đo sáng bằng tay.
[IMG]
Một bức ảnh chụp bằng kính lọc CPL

Kính lọc mật độ sáng tự nhiên (NEUTRAL DENSITY)

[IMG]
Kính lọc Neutral density (ND) chủ yếu làm giảm cường độ sáng đến cảm biến của máy ảnh, hữu dụng khi ta cần chụp ảnh có thời gian phơi sáng dài dưới nguồn ánh sạng mạnh. Những hoàn cảnh mà ta có thể dùng loại kính lọc này đó là:
  • Chụp chuyển động mượt mà của thác nước, dòng sông, biển,…
  • Tạo trường lấy nét (Depth of Field – DOF) sâu hơn dưới cường độ sáng rất mạnh.
  • Giảm việc mờ ảnh do ta có thể sử dụng khẩu độ nhỏ hơn nhiều.
  • Khiến cho những đối tượng đang chuyển động dễ nhìn hơn, không bị mờ.
  • Làm cho bánh xe, bóng người,… mờ mờ theo hiệu ứng chuyển động.
[IMG]
Cần dùng kính lọc ND để giảm cường độ sáng và tăng thời gian phơi sáng để ghi lại chuyển động của nước
Kính lọc ND chỉ nên dùng khi thật cần thiết bởi vì cường độ ánh sáng bị giảm đi rất nhiều, nhiều hơn so với kính lọc phân cực. Nếu muốn chụp ảnh chuyển động (cần có tốc độ nhanh), ảnh cần có trường lấy nét mỏng (khẩu độ lớn) thì không thích hợp. Một số biến dạng về màu sắc rất có thể sẽ xảy ra khi chùng ta dùng kính lọc ND.
Khi chọn mua kính lọc ND, chúng ta cần tham khảo qua độ giảm sáng của chúng. Những nhà sản xuất khác nhau nhau có những kí hiệu khác nhau, mời bạn tham khảo bảng sau:
[IMG]
Bảng bên trên là thông số về độ giảm sáng mà chúng ta thường dùng nhất. Vẫn có một số kính lọc ND có độ giảm lớn hơn nữa nếu bạn quan tâm. Hầu hết những người chụp ảnh sẽ đem theo một hoặc hai kính lọc ND khác nhau khi đi tác nghiệp.

Kính lọc độ sáng theo vùng (GRADUATED NEUTRAL DENSITY)

Kính lọc GND cũng có tính năng làm giảm lượng ánh sáng khi chụp ảnh, nhưng khác với kính lọc ND, GND chỉ giảm sáng ở một phần nào đó chứ không phải là toàn bộ bức ảnh. Những cảnh có thể chụp được khi sử dụng kính GND là khi có ánh sáng phân bố đơn giản theo một dạng hình học nào đó. Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy được sự chuyển màu từ sáng sang tối dần theo chiều dọc.
[IMG]
Một kính lọc GND
Thông thường, người dùng máy ảnh số thường để độ phơi sáng khác nhau cho cùng một bức ảnh, sau đó ghép lại bằng Photoshop để có thể bảo toàn chi tiết trong tất cả những vùng từ sáng đến tối, giống như kĩ thuật tạo ảnh HDR. GND cung cấp tính năng hệt như vậy nhưng không cần tới bất kì phần mềm nào. Kính lọc GND không thích hợp để chụp các chuyển động nhanh hay ánh sáng thay đổi liên tục.
Kính lọc GND có hai “cấu hình” mà ta cần quan tâm khi chọn mua. Cách quan quan trọng nhất là xem việc chuyển đổi từ vùng tối sang vùng sáng nhanh như thế nào, thường được gọi bằng thuật ngữ “Soft Edge” hay “Hard Egde”. Kính lọc dạng “Soft Edge” cung cấp sự chuyển đổi từ sáng sang tối một cách từ từ, trong khi đó bạn có thể thấy được sự chuyển đổi rạch ròi giữa nền sáng và tối của kính lọc dạng “Hard Edge”. Loại kính lọc “Radial Blend” lại cho kết quả tối dần từ ngoài vào trong bức ảnh theo mức độ chuyển gradient. Sử dụng Soft Edge tương đối dễ dàng hơn do việc chuyển đổi sáng/tối nhẹ nhàng, do đó những sơ suất trong quá trình tìm đặt vị trí có thể bỏ qua. Với kính lọc Hard Edge, bạn cần phải quan sát và chọn vị trí một cách chính xác, nếu không vách ngăn sáng tối quá rõ ràng có thể làm hỏng bức hình của chúng ta. Ngoài ra, khi sử dụng kính lọc GND, chúng ta còn phải xem tốc độ thay đổi ánh sáng của đối tượng để có những điều chỉnh phù hợp với vị trí của phần sáng/tối trên kính lọc.
[IMG]
Khi chọn mua kính lọc GND, bạn sẽ thấy được hình vẽ minh họa về mức độ chuyển màu của từng loại kính trên trang chủ của nhà sản xuất do không có một chuẩn chung về việc chuyển sáng/tối. Khi trực tiếp ra tiệm, bạn có thể cầm kính lọc lên và soi dưới ánh đèn để xem đó có phải là loại kính lọc mà ta cần tìm hay không.
Yếu tố thứ hai mà bạn cần để tâm đó là mức độ khác biệt về lượng ánh sáng đi qua giữa hai phần sáng/tối của kính lọc. Sự khác biệt này cũng được diễn tả bằng những thông số về độ giảm f-stop (khẩu độ) hay dạng phân số tương tự như kính lọc ND. Ví dụ, một kính lọc “0.6 ND grad” sẽ giảm độ sáng đi 2 khẩu (1/4 lượng ánh sáng) đi vào phần tối so với phần sáng. Hầu hết các ảnh phong cảnh nên có độ giảm từ 1-3 khẩu là vừa.

Kính lọc UV/Sương mù

[IMG]
Một kính lọc UV siêu mỏng gắn trên một ống kính Canon
Ngày nay, kính lọc UV thường được dùng để bảo về những thành phần thấu kính ở mặt trước của ống kính bởi vì kính lọc dạng này có độ giảm sáng không đáng kể, ảnh trong trẻo và không tạo nên hiệu ứng đặc biệt nào. Đối với máy phim, kính lọc UV giúp giảm mờ do sương mù và tăng độ tương phản do giảm lượng tia cực tím chiếu vào phim. Với máy ảnh số, cảm biến không quá nhạy với tia cực tím nên tính năng UV hầu như không cần thiết.
Những kính lọc nhiều lớp (multicoating) sẽ giúp hạn chế hiện tượng lóe do nguồn sáng mạnh cũng như hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi chất lượng ảnh. Việc thay thế một kính lọc bị trầy xước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với một ống kính đắt tiền bị trầy, do đó người ta thường mua kèm một kính lọc UV ngay sau khi sắm một ống kính cho mình. Với những ống rẻ tiền hơn, việc quyết định có mua kính lọc UV hay không thì tùy thuộc vào ý kiến cá nhân mà thôi, không quan trọng lắm. Nhờ việc bảo vệ tốt hơn nên nếu bạn muốn bán lại ống kính của mình thì sẽ được giá cao hơn. Anh [MENTION=408]binhpt[/MENTION] đã có một bài dịch về cách sử dụng kính lọc UV rất chi tiết,

Kính lọc màu ấm/lạnh

[IMG]
Kính lọc dạng này sẽ thay đổi cân bằng trắng của ánh sáng đến với cảm biến của máy ảnh. Bạn có thể dùng kính lọc màu để cho ra màu sắc chính xác hơn của một đối tượng, thêm một chút ấm áp cho ảnh phong cảnh của một ngày có mây, tô đậm vẻ đẹp cho cảnh đèn ban đêm,…
Ví dụ, ánh sáng được lấy từ đèn cao áp bên đường. Với nguồn sáng dạng này, các máy ảnh hay trình chỉnh sửa ảnh thường khó có thể cho ra màu chính xác, do đó việc dùng một kính lọc màu lạnh có thể phục hồi lại màu sắc nguyên vẹn của phong cảnh. Những kính lọc dạng này thật ra cũng không quá cần thiết bởi người dùng có thể chụp ảnh RAW và chỉnh lại sau đó. Nếu có ý định chụp dưới nguồn sáng lạ, chụp ảnh dưới nước hay giảm nhiễu do màu sắc thì chúng ta mới nên dùng loại kính lọc màu.
Ngoài ra, kính lọc màu còn có thể được dùng với chức năng tương tự như kính lọc GND khi có thể chỉ áp dụng màu cho một vùng trên ảnh, vùng còn lại để ánh sáng tự nhiên. Những kính lọc màu dạng này có thể thay thế được màu sắc và thường có giá khá cao.

Kính lọc tạo hiệu ứng sao

[IMG]
Khi xem TV, bạn có thường thấy những cảnh quay sân khấu, ánh đèn hay ánh nến thường có nhiều vệt lóe rất dài, hướng ra nhiều phía? Đó chính là do kính lọc sao đấy. Kính lọc sao sẽ giúp tạo hiệu ứng lung linh cho bức ảnh mà không đòi hỏi người chụp phải khép khẩu độ quá nhỏ. Một số kính lọc sao còn có thể xoay được để chúng ta tự điều chỉnh hướng lóe cho tia sáng.

Kính lọc macro/close-up

Nếu không có trong tay một ống kính chụp macro chuyên dụng, chúng ta vẫn có thể dùng một kính lọc với chức năng tương tự: phóng đại ảnh. Tất nhiên, kính lọc macro/close-up không thể cho chất lượng tốt như một ống kính macro, nhưng các này tương đối hữu dụng khi bạn không muốn chi tiền mua một ống kính mới hoặc ống kính hiện tại cho chất lượng ảnh rất tốt. Kính lọc macro/close-up được phân biệt bởi độ diop, trải dài từ +1 cho đến +10. Chỉ số diop càng cao thì độ phóng đại của vật thể càng lớn. Những kính lọc dạng này thường có mặt kính hơi cong một chút. Người dùng có thể tìm được những kính lọc macro/close-up bán theo bộ gồm có 3, 5 hay 7 kính lọc có độ diop khác nhau để tiện thay thế khi sử dụng.
[IMG]
Sự thay đổi hình ảnh tương đương với độ diop của kính lọc close-up

Những vấn đề với kính lọc

[IMG]
Kính lọc chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết bởi vì đó thật chất là một mảnh kính gắn thêm vào ống kính của chúng ta, do đó ít nhiều làm giảm đi chất lượng ảnh, chẳng hạn như làm xuất hiện độ sai màu, giảm độ tương phản một phần hay toàn bộ bức ảnh, hiện tượng bóng ma (do kính lọc bị bẩn) hay chói do sự phản chiếu bên trong hệ thấu kính của kính lọc. Hiện tượng viền đen cũng có thể xuất hiện nếu kính lọc chắn đường đi của ánh sáng vào ống kính. Trong trường hợp cụ thể thì đó là khi ta gắn một kính lọc phân cực bên trên một kính UV trong khi dùng ống góc rộng. Càng gắn nhiều kính lọc lên ống kính thì càng có nhiều hiệu ứng xảy ra, và chắc chắn chất lượng giảm theo tỉ lệ thuận.
Tác giả bài viết: 
Nguồn tin: tinhte

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét